Da mặt bị khô? 10 cách trị khô da mặt tại nhà hiệu quả
Da mặt bị khô là làn da như thế nào?>
Dấu hiệu của da mặt bị khô>
Nguyên nhân khiến da mặt bị khô>
Tác nhân bên ngoài>
Tác nhân bên trong>
Cách trị nẻ mặt và khắc phục da mặt bị khô sần>
Cách trị da bị mặt khô hiệu quả từ bên trong>
Sử dụng kem dưỡng ẩm để trị nẻ mặt>
Thiết lập một chế độ ăn lành mạnh>
Cách trị khô da mặt tại nhà>
Hạn chế các tác nhân làm da mặt bị khô>
Các bước chăm sóc da mặt bị khô>
Bước 1: Tẩy trang>
Bước 2: Rửa mặt>
Bước 3: Tẩy da chết>
Bước 4: Toner>
Bước 5: Dưỡng ẩm>
Bước 6: Bảo vệ da bằng kem chống nắng>
Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?>
Da mặt bị khô, bong tróc là điều khiến chị em lo lắng và tự ti mỗi khi đông về. Trong bài viết này, hãy cùng All Things Beauty tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da và cách chăm sóc da mặt bị khô tại nhà.
Da mặt bị khô là làn da như thế nào?
Da mặt bị khô là làn da thô ráp, bong tróc, gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trên bề mặt da. Nguyên nhân là bởi da bị thiếu hụt nước hoặc dầu. Vào mùa đông, triệu chứng điển hình nhất cho thấy làn da đang bị khô chính là tình trạng nẻ mặt.
>> Xem thêm: 13 mẹo chăm sóc da khô nàng nên biết cho mùa đông này
Dấu hiệu của da mặt bị khô
Ai cũng có thể gặp phải tình trạng da mặt bị khô. Dưới đây All Things Beauty sẽ giúp bạn xác định những dấu hiệu nhận biết:
- Da có khả năng đàn hồi kém, trông xỉn màu và thiếu sức sống.
- Da mặt bị khô sần và ngứa: Nhiều tế bào chết bong tróc làm cho làn da trở nên sần sùi. Đôi khi trên da xuất hiện mảng đỏ gây ngứa ngáy khó chịu.
- Nẻ mặt: Có thể quan sắt thấy các vết nhăn hoặc vết nứt rõ ràng trên da. Một vài vết nứt sâu gây chảy máu.
- Da mặt không có độ bóng.
- Khi sử dụng giấy thấm dầu sẽ không có hoặc có ít chất nhờn.
- Ngoài ra, môi khô và hay khát nước cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy da mặt bị khô.
Nguyên nhân khiến da mặt bị khô
Tác nhân bên ngoài
Da mặt bị khô do thiếu nước và nguyên nhân gây ra điều này đến từ các tác nhân bên ngoài như:
- Thời tiết: Thời tiết thay đổi liên tục, nóng, lạnh hay hanh khô đều ảnh hưởng đến da. Các triệu chứng của da mặt khô thường xuất hiện phổ biến vào mùa đông và mùa hè.
- Chăm sóc da không đúng cách: Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh hoặc tắm gội quá lâu trong nước nóng, chà xát quá nhiều làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da.
- Sử dụng thuốc: Khi bạn dùng thuốc để điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ làm mất cân bằng độ ẩm trên da. Một số người bị khô da, dày sừng sau khi điều trị ung thư hoặc chạy thận nhân tạo.
- Thói quen sinh hoạt: Người hút thuốc nhiều hoặc người thường xuyên bơi ở bể bơi chứa clo có thể khiến da bị khô. Ngoài ra, việc để da mặt tiếp xúc lâu với ánh mặt trời mà không sử dụng kem chống nắng hay bất kì biện pháp che chắn nào sẽ khiến da lão hoá sớm và bị khô sần, thô ráp.
Tác nhân bên trong
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thiếu hụt axit béo không bão hòa và vitamin khiến da mặt bị khô.
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi: Giai đoạn dậy thì, mang thai hay thời kỳ mãn kinh đều có thể làm mất cân bằng độ ẩm của da mặt.
- Tuổi tác và sự lão hoá: Trên 40 tuổi, khả năng giữ ẩm của da ngày càng giảm. Khi tuổi tác con người càng cao, da sẽ càng mỏng và sản xuất ít dầu hơn khiến da mất dần khả năng giữ nước.
- Yếu tố di truyền: Mỗi người có một bộ gen quyết định các đặc điểm của làn da như sắc tố, độ ẩm và nồng độ lipid khác nhau trong da. Vì thế sẽ có một số người chỉ bị khô da mặt vào mùa đông, số khác lại chẳng may bị khô da mặt quanh năm.
- Bệnh về da: Mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng (chàm) hoặc bệnh vẩy nến ở vùng mặt khiến da mặt bị khô và sần sùi.
- Một số bệnh mãn tính: Bệnh suy giáp, tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng có thể khiến làn da bị khô.
Cách trị nẻ mặt và khắc phục da mặt bị khô sần
Cách trị da bị mặt khô hiệu quả từ bên trong
Nước là thành phần quan trọng của cơ thể. Bạn khó có thể sở hữu môt làn da khỏe đẹp toàn diện nếu bỏ qua việc nuôi dưỡng da từ bên trong. Hãy cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng như Omega-3, Vitamin E, và Vitamin C.
Bạn cũng có thể uống sữa thay thế nước để dưỡng ẩm cho da mặt. Pha một ly sữa ấm với 1 - 2 muỗng cà phê hạnh nhân và uống trước khi đi ngủ. Đây là một cách dưỡng ẩm và chữa lành cho da khô tuyệt vời từ bên trong.
Sử dụng kem dưỡng ẩm để trị nẻ mặt
Hãy chọn sản phẩm phù hợp với da của bạn và sử dụng nó thường xuyên. Thoa kem dưỡng ẩm lên da sau khi rửa mặt sạch là cách tốt nhất để giữ ẩm.
Da mặt vốn nhạy cảm, vì thế hãy tránh những sản phẩm chứa cồn, chất tạo mùi và natri lauryl sunfat (SLS) vì chúng có thể khiến da bị kích ứng. Bạn cũng không nên sử dụng kem dưỡng ẩm chứa các chất có nguồn gốc từ dầu khoáng như: Petroleum, Parafin, Paraben, Diethanolamine (DEA), Monoethanolamine (MEA), Triethanolamine (TEA).
Thay vào đó chọn loại kem dưỡng ẩm có khả năng giữ nước cho da và phục hồi da. Ưu tiên dùng sản phẩm chứa thành phần tự nhiên như tinh dầu cà rốt, tinh dầu cranberry, ceramides, linoleic acid, squalane, tocopheryl linoleate, phytosterol shea butter (dầu bơ), dầu hạnh nhân, dầu jojoba, dầu hướng dương, dầu đậu nành....
>> Xem thêm: Sử dụng kem dưỡng ẩm thế nào cho hiệu quả?
Thiết lập một chế độ ăn lành mạnh
Đôi khi câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để da mặt không bị khô?” nằm trong chính bữa ăn hàng ngày của bạn. Hãy tích cực nạp vào cơ thể những thực phẩm sau đây để cải thiện tình trạng da mặt bị khô sần, thô ráp bạn nhé!
- Rau củ quả có màu cam: Quả mơ, cà rốt, ớt chuông chứa hàm lượng beta-carotene cao. Đây là tiền chất của vitamin A và có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa khô da và da lão hóa.
- Thực phẩm tươi sống giàu biotin: Biotin, còn được gọi là vitamin B7 hoặc đơn giản là vitamin H, được xem là loại vitamin tuyệt vời cho da. Chất này có trong lòng đỏ trứng, bột yến mạch, cá hồi, cá trích, cà chua, rau bina, sữa, chuối và quả óc chó. Các loại hạt nói chung cũng rất giàu vitamin E, hỗ trợ lớp lipid của da và giúp da giữ ẩm tốt hơn.
- Thực phẩm chứa kẽm: Da khô và nứt nẻ, căng tức hoặc ngứa có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm. Bạn hãy bổ sung các món ăn làm từ lúa mạch đen, mầm lúa mì, hạt bí ngô, hạt hướng dương, pho mát cứng, cá, thịt, cũng như bột yến mạch và đậu lăng vào thực đơn mỗi ngày.
Cách trị khô da mặt tại nhà
Đắp mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên là cách an toàn và tiện lợi nhằm khắc phục tình trạng da mặt bị khô sần. Mời bạn tham khảo một số gợi ý làm mặt nạ ngay tại nhà từ All Things Beauty dưới đây:
- Mặt nạ dưa chuột: Dưa chuột có tác dụng làm mát và dưỡng ẩm, giúp da mềm mại và đàn hồi . Nó cũng làm dịu cảm giác ngứa thường gặp ở da mặt bị khô.
- Mặt nạ bơ: Bơ rất tốt cho da mặt bị khô khi chứa đầy chất béo lành mạnh có tác dụng dưỡng ẩm và tăng cường collagen.
- Mặt nạ nha đam: Nha đam có công dụng dưỡng ẩm và làm trẻ hóa làn da. Nó còn có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm nên sau khi đắp mặt nạ nha đam, da mặt sẽ sáng mịn và rạng rỡ hơn.
- Mặt nạ đu đủ: Là loại mặt nạ phổ biến giúp da mặt bị khô bớt nứt nẻ, bong tróc, xóa mờ vết sẹo và giảm thâm nám.
- Lòng đỏ trứng gà và mật ong: Lòng đỏ trứng gà là chất cấp ẩm rất tốt cho da khô, kết hợp với mật ong giúp kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị mụn.
- Mặt nạ từ bơ hạt mỡ, dầu dừa: Dầu dừa và bơ hạt mỡ chứa dầu tự nhiên - một chất cấp ẩm tuyệt vời cho da mặt bị khô. Tuy nhiên, nó không phù hợp với làn da dầu và da hỗn hợp và có thể khiến da mặt bị nổi mụn.
Hạn chế các tác nhân làm da mặt bị khô
- Tránh các luồng không khí khô bằng cách hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời sử dụng máy tạo độ ẩm không khí khi bật lò sưởi trong nhà.
- Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ với làm da, không chứa hương liệu, chất tạo màu và chất bảo quản để tránh gây kích ứng
- Không tắm nước quá nóng mà chỉ nên tắm với nước ấm. Thời gian tắm rửa không quá 5-10 phút/lần và tắm 1 lần/ngày là đủ.
Các bước chăm sóc da mặt bị khô
Bước 1: Tẩy trang
Nếu bây giờ bạn vẫn giữ suy nghĩ chỉ khi trang điểm mới cần tẩy trang thì thật là sai lầm! Thực tế, bạn nên tẩy trang mỗi ngày để làm sạch da tốt nhất. Những cô nàng da khô nên chọn dầu tẩy trang, sáp tẩy trang hoặc nước tẩy trang chứa dầu để làm sạch bụi bẩn, bã nhờn, cặn mỹ phẩm… một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, đồng thời bảo vệ màng ẩm tự nhiên cho da mặt.
Bước 2: Rửa mặt
All Things Beauty khuyên rằng, những cô nàng có làn da khô nên chọn loại sữa rửa mặt có chứa các thành phần cấp ẩm như Hyaluronic Acid, Ceramide, Panthenol, Nanoha, chiết xuất nha đam, Glycerin, Lauric Acid, Vitamin A, C, E,...
Trái lại, hãy tránh xa các loại sữa rửa mặt có chứa Alcohol, Sodium Lauryl Sulfate (chất tẩy rửa, chất tạo bọt), Fragrance (hương liệu), Parabens.... bởi chúng chính là nguyên nhân khiến da mặt bạn bị khô, kích ứng và nhạy cảm hơn.
Hãy thao tác thật nhẹ nhàng khi rửa mặt. Tốt nhất là bạn nên tạo bọt trước với sữa rửa mặt và nước trên tay. Sau đó dùng đầu ngón tay xoa theo vòng tròn từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên. Hạn chế chà xát hoặc sử dụng miếng bọt biển vì điều này có thể gây kích ứng.
Bước 3: Tẩy da chết
Tẩy da chết là bước chăm sóc da thường bị ngó lơ. Song nó lại đóng vai trò quan trọng giúp lấy đi lớp tế bào già cỗi, hạn chế tình trạng da mặt bị mốc vào mùa đông. Các bạn có da mặt bị khô nên lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết chứa thành phần AHA. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng mà thay vào đó chỉ nên dùng tần suất hợp lý từ 1-2 lần/tuần.
Bước 4: Toner
Toner (Nước hoa hồng) có công dụng chính là cân bằng độ pH và cấp ẩm tức thì cho da mặt. Một số thành phần then chốt nên có trong toner cấp ẩm cho da mặt bị khô là: Lô hội, Vitamin E, Witch Hazel, Axit Hyaluronic, chiết xuất gạo lên men.
Bước 5: Dưỡng ẩm
Bạn nên sử dụng kem dưỡng, serum cấp ẩm mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng mặt nạ cấp nước, cấp ẩm 2-3 lần/tuần.
Một số thành phần chống oxy hóa có lợi cho da mặt bị khô, thường xuất hiện trong kem dưỡng ẩm, serum cho da khô gồm: Chiết xuất trà xanh (Camellia sinensis), chiết xuất cam thảo, Vitamin C, Hyaluronic Acid, Ceramide, Glycerin, Salicylic Acid (BHA), Alpha Hydroxy Acid (AHA).
Bước skincare này rất cần thiết để khuôn mặt của bạn thêm trắng mịn, rạng rỡ hơn.
Bước 6: Bảo vệ da bằng kem chống nắng
Dù cho bạn sở hữu loại da gì thì việc bảo vệ da bằng kem chống nắng mỗi ngày là điều cần thiết, ngay cả trong mùa đông. Với da mặt bị khô, bạn nên chọn kem chống nắng chứa dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da.
>> Xem thêm: Cách bôi kem chống nắng hiệu quả và giải đáp mọi thắc mắc về kem chống nắng
Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?
Phần lớn các trường hợp bị khô da mặt đều có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và chăm sóc da kĩ càng tại nhà. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu:
- Bạn đã áp dụng các bước tự chăm sóc da mặt bị khô tại nhà nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.
- Làn da của bạn bị viêm hoặc bị đau.
- Làn da càng lúc càng khô, dày sừng do tác dụng phụ của điều trị ung thư.
- Tình trạng da mặt bị khô khiến bạn khó chịu đến mức mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Bạn có vết loét hoặc nhiễm trùng do gãi trên da.
- Xuất hiện vảy hoặc bị bong tróc da trên diện rộng.
Trên đây là những nguyên nhân và cách trị da mặt bị khô tại nhà hiệu quả. Mong rằng với những mẹo làm đẹp nho nhỏ mà All Things Beauty chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chăm sóc làn da của mình.
Sản Phẩm Có Thể Bạn Thích
Danh mục sản phẩm
Sữa rửa mặt Simple giúp dưỡng ẩm daCác Bài Viết Liên Quan
Chăm Sóc Da