Bí kíp và cảm hứng
từ các chuyên gia làm đẹp của Unilever
Nếu bạn muốn sở hữu một làn da rạng rỡ và căng bóng thì không thể bỏ qua bước tẩy tế bào chết. Trong bài viết này, All Things Beauty sẽ hướng dẫn bạn cách tẩy tế bào chết hiệu quả và dễ thực hiện ngay tại nhà, cùng vô vàn những bí kíp hay ho giúp làn da khỏe mạnh hơn mỗi ngày!
Tẩy tế bào chết là quá trình loại bỏ các tế bào da chết khỏi bề mặt da nhờ sử dụng các hoạt chất dạng lỏng, dạng hạt hoặc dụng cụ tẩy da chết. Thông thường, làn da có cơ chế tự làm sạch và loại bỏ tế bào chết để nhường chỗ cho tế bào mới sau chu kì khoảng 28-30 ngày hoặc lâu hơn. Song đôi khi, tế bào da chết không bong ra hoàn toàn và tạo thành các mảng da khô, tróc vảy làm bít tắc lỗ chân lông. Việc tẩy tế bào da chết có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Ngoài làm sáng da trông thấy, giúp da tươi trẻ và mềm mại hơn thì tẩy tế bào chết còn đem đến nhiều lợi ích khác như:
Khi da lão hoá và mất nước, các enzyme ở lớp biểu bì cũng mất dần khả năng hoạt động khiến cho tế bào da chết tích tụ. Điều này kéo theo sự xuất hiện ngày một rõ hơn của các rãnh và nếp nhăn. Việc tẩy da chết thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm tăng độ mịn màng và đều màu cho làn da.
Tẩy tế bào chết giúp serum, lotion, kem dưỡng… thẩm thấu sâu hơn và hoạt động hiệu quả hơn trên da. Da chết tích tụ là một trong những nguyên nhân khiến cho các sản phẩm chăm sóc da của bạn không thể phát huy tối đa công dụng, mặc dù bạn luôn duy trì dưỡng da đều đặn.
Tẩy tế bào da chết làm thông thoáng lỗ chân lông nên giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
Tips: Điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên “tác động vật lý” lên các nốt mụn, thay vào đó hãy thử các sản phẩm tẩy da chết hoá học bạn nhé!
Hiện nay trên thị trường có 2 loại tẩy tế bào chết phổ biến là tẩy tế bào chết vật lý và tẩy tế bào chết hoá học. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng?
Tẩy tế bào chết vật lý là sử dụng tay hoặc dụng cụ hỗ trợ để chà xát, loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da. Các sản phẩm làm sạch da chứa hạt, cọ tắm, xơ mướp… là những phương pháp tẩy da chết vật lý phổ biến mà bạn có thể áp dụng.
Ưu điểm:
Cảm nhận làn da sạch và sáng lên trông thấy ngay sau khi dùng.
Thuận tiện và dễ áp dụng ngay tại nhà chỉ với miếng bông tẩy trang hoặc loại tẩy tế bào chết dạng hạt tự làm.
Nhược điểm:
Nếu thực hiện không đúng cách sẽ gây kích ứng, khiến da mẩn đỏ và mất nước.
Tips: Dùng thêm dầu dưỡng hoặc serum để giảm thiểu kích ứng và khoá ẩm cho da sau bước tẩy da chết vật lý. Lưu ý tác động lực nhẹ nhàng khi tẩy da chết, bạn có thể sử dụng 2 ngón áp út để giảm tác động lực lên da mặt.
Phương pháp này sử dụng những chất hoá học khác nhau bao gồm Hydroxy Acid (AHA, BHA) và Retinol, cùng với các enzyme để phá huỷ liên kết giữa các tế bào da và tái tạo da. Theo đó:
AHA là nhóm acid hòa tan trong nước thường có nguồn gốc từ trái cây chứa đường. Những thành phần AHA nổi tiếng bao gồm Glycolic Acid, Lactic Acid, Citric Acid, Tartaric Acid, Malic Acid. Chúng làm bong tróc bề mặt da, giúp tế bào da mới phát triển, thay thế tế bào da cũ.
BHA (Salicylic Acid) là acid tan trong dầu. Hoạt chất này thẩm thấu sâu vào nang lông để loại bỏ dầu thừa và tế bào chết giúp lỗ chân lông thông thoáng. BHA nổi tiếng với khả năng điều trị mụn trứng cá và giảm viêm.
Retinol một dạng vitamin A. Nó có tác dụng làm dịu làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, giảm thiểu các dấu hiệu lão hoá và điều trị mụn trứng cá.
>> Xem thêm: Serum AHA là gì?
Ưu điểm:
Không cần phải chà xát trên da nên tránh được nguy cơ kích ứng da do tác động mạnh.
Phù hợp với làn da nhạy cảm.
Khả năng thấm sâu vào da đem đến hiệu quả tẩy da chết mạnh mẽ hơn so với tẩy da chết vật lý.
Nhược điểm:
Không thấy được hiệu quả ngay tức thì ở cấp độ bề mặt như tẩy tế bào chết vật lý.
Sử dụng không đúng cách có thể khiến da bị bỏng rát hoặc tăng sắc tố.
Nếu bạn dễ nổi mụn hoặc đang bị mụn ở mức độ nhẹ đến trung bình, hãy tìm các sản phẩm tẩy tế bào chết chứa Retinol, Glycolic Acid hoặc Salicylic Acid.
>> Xem thêm: Cách chọn tẩy tế bào chết cho da mặt
Phù hợp nhất với tẩy da chết hoá học chứa PHA bởi nó ít có khả năng gây kích ứng cho da nhạy cảm. PHA còn giúp cấp ẩm cho hơn cho da.
Tips: Da nhạy cảm có thể là biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn như chàm, Rosacea nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm mới nào lên da.
Da thường có thể dùng bất cứ loại tẩy tế bào chết nào, miễn là nó phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân. Tuy nhiên, bạn nên cung cấp đủ độ ẩm để tránh tình trạng da kích ứng hay khô sau khi tầy da chết.
Da khô dễ bị tổn thương nên tẩy tế bào chết hoá học như PHA sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Chúng sẽ thấm sâu vào các lớp biểu bì và cho phép kem dưỡng ẩm cung cấp nước cho các tế bào da mới.
Tips: Sau khi tẩy tế bào chết, bạn nên dùng các sản phẩm có chứa Hyaluronic Acid hoặc Ceramides để cấp ẩm cho da. Bên cạnh đó, thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 để bảo vệ làn da dưới tác động của tia UV.
Da dầu phù hợp với cả 2 loại tẩy tế bào chết. Trong khi tẩy tế bào chết vật lý loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa thì các acid trong tẩy tế bào chết hoá học như Glycolic Acid hoặc Salicylic Acid giúp kiểm soát dầu nhờn trên da.
Tips: Khi sử dụng tẩy da chết vật lý, bạn không nên chà xát quá mạnh vì điều này có thể phá huỷ hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến da đổ dầu nhiều hơn.
Bạn nên tập trung vào đặc điểm từng vùng da để chọn sản phẩm phù hợp. Ví dụ, hôm nay bạn có thể dùng tẩy tế bào chết hoá học hoặc tẩy tế bào chết dạng hạt cho vùng da đổ dầu nhờn và hôm sau dùng AHA cho vùng da khô.
>> Xem thêm: Da hỗn hợp thiên khô là gì?
Nếu bạn sử dụng tẩy tế bào chết hoá học:
Bước 1: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Dùng bông tẩy trang nhẹ nhàng thấm khô.
Danh mục sản phẩm
Bước 2: Đổ một lượng sản phẩm vừa đủ lên 1 miếng bông và nhẹ nhàng lau khắp khuôn mặt, tránh vùng da nhạy cảm quanh mắt và môi.
Bước 3: Đợi vài phút để sản phẩm được hấp thụ hoàn toàn vào da trước khi chuyển sang bước tiếp theo trong chu trình skincare.
Tips: Một số loại tẩy tế bào chết hoá học yêu cầu phải rửa sạch lại với nước, một số khác thì không. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm theo để sản phẩm phát huy tối đa công dụng.
Nếu bạn sử dụng tẩy da chết vật lý:
Bước 1: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt. Dùng khăn mềm thấm nhẹ nước trên mặt.
Danh mục sản phẩm
Bước 2: Khi da còn ẩm, bạn quét đều một lượng vừa đủ tẩy tế bào chết vật lý lên toàn bộ khuôn mặt, tránh vùng mắt và môi.
Bước 3: Dùng ngón tay giữa và ngón tay áp út massage trên da mặt nhẹ nhàng theo chuyển động tròn đều trong 1 phút.
Bước 4: Rửa sạch bằng nước ấm, sau đó thấm nước trên mặt bằng khăn khô.
Bước 5: Tiếp tục dùng mặt nạ dưỡng ẩm, serum hoặc kem dưỡng.
>> Xem thêm: Cách tẩy tế bào chết cho môi
Bước 1: Sử dụng bàn chải khô
Khi da còn khô ráo, bạn dùng bàn chải khô để chà xát nhẹ nhàng theo chuyển động tròn từ mắt cá chân lên đến vai. Nếu sợ đau, bạn có thể thêm chút dầu dưỡng hoặc kem dưỡng ẩm lên lông bàn chải để giảm ma sát.
Bước 2: Ngâm mình
Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 15 phút hoặc dưới vòi hoa sen khoảng 5 phút với nước ấm trước khi tẩy tế bào da chết.
Bước 3: Massage
Tuỳ vào loại da mà bạn lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp.
Với tẩy tế bào da chết vật lý, bạn cần massage nó trên da một cách nhẹ nhàng khắp cơ thể và massage lâu hơn ở vùng khuỷu tay, đầu gối, gót chân.
Hoặc bạn có thể dùng sữa tắm có chứa AHA, BHA như một loại tẩy tế bào chết hoá học tiện lợi.
Cuối cùng, tắm rửa sạch sẽ với nước ấm một lần nữa để đảm bảo rằng làn da của bạn đã hoàn toàn được làm sạch.
Bước 4: Dưỡng ẩm
Đừng bao giờ quên dùng dưỡng ẩm cho da cơ thể sau khi tẩy da chết. Nó không chỉ giúp bạn duy trì làn da mềm mại mà còn nuôi dưỡng hàng rào bảo vệ da.
Tips: Bạn nên tẩy tế bào chết body trong lúc tắm vì đây là thời điểm thuận tiện nhất để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, da chết… ở khắp các vùng trên cơ thể. Độ ẩm và hơi ấm trong nhà tắm sẽ làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông giúp cho quá trình tẩy tế bào chết trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm
Nên tẩy tế bào chết body bao nhiêu lần lần/tuần?
Tẩy tế bào chết body từ 1-2 lần/tuần là đủ để giữ trạng thái tốt nhất cho làn da cơ thể.
Chuẩn bị:
Nửa cốc bã cà phê
1 cốc đường nâu
2 muỗng cà phê sữa tươi không đường
1 muỗng cà phê mật ong
Cách thực hiện:
Bỏ tất cả nguyên liệu vào 1 chiếc bát sạch và khuấy đều.
Làm ướt mặt, thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên mặt và cổ, tránh vùng mắt.
Làm ướt tay, sau đó massage nhẹ nhàng trên da theo chuyển động tròn trong khoảng 3-4 phút.
Rửa sạch mặt với nước ấm và dùng khăn mềm thấm khô da. Tiếp tục các bước chăm sóc da và dưỡng ẩm theo chu trình.
Tips: Nếu còn thừa hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng bã cà phê, bạn có thể cho vào hộp đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh. Như vậy bạn có thể dùng nó lâu dài hơn đấy!
Chuẩn bị:
Nửa cốc dầu dừa
¼ cốc mật ong
Nửa cốc đường nâu
3 muỗng canh bột yến mạch
Cách thực hiện:
Trộn đều dầu dừa, mật ong vào với nhau. Sau đó thêm lần lượt đường nâu và bột yến mạch vào khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp sệt.
Sau khi làm ướt da, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên vùng cần tẩy tế bào chết.
Massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
Rửa sạch da với nước ấm và lau khô.
Chuẩn bị:
1 thìa cà phê bột nghệ nguyên chất
1 thìa cà phê sữa chua không đường
Nước
Cách thực hiện:
Trộn đều bột nghệ, sữa chua không đường và một chút nước để tạo thành hỗn hợp sệt.
Thoa hỗn hợp lên vị trí cần tẩy da chết.
Giữ nguyên hỗn hợp trên da trong vòng khoảng 10 phút.
Rửa sạch bằng nước ấm.
Chuẩn bị:
Nửa cốc muối biển
Nửa cốc dầu dừa hoặc dầu oliu
Tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu hoa hồng
Cách thực hiện:
Trộn đều muối biển và dầu dừa/dầu oliu để tạo hỗn hợp lỏng sệt.
Thêm 3 giọt tinh dầu vào hỗn hợp và khuấy đều.
Thoa hỗn hợp lên vùng da cần tẩy tế bào chết, sau đó massage khoảng 1 phút theo chuyển động tròn.
Rửa lại với nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm cho da nếu cần.
Tips: Bạn nên chọn loại muối biển hạt nhỏ, mịn để tẩy tế bào chết cho da mặt thay vì dùng loại muối thô hạt to vì chúng có thể làm trầy xước làn da mỏng manh.
Chuẩn bị:
2 thìa cà phê baking soda
2 thìa cà phê mật ong
1 thìa cà phê gel nha đam
Nửa thìa cà phê dầu vitamin E
2 giọt tinh dầu tràm trà
Cách thực hiện:
Trộn đều tất cả các nguyên liệu trong 1 chiếc bát sạch.
Thoa hỗn hợp lên vị trí cần tẩy tế bào chết.
Nhẹ nhàng massage theo chuyển động tròn trong vài phút.
Rửa sạch lại với nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm gán nhãn “oil-free”.
Chuẩn bị:
1 thìa cà phê nước cốt chanh
1 thìa đường kính
Cách tẩy tế bào chết:
Trộn các nguyên liệu lại với nhau để tạo thành hỗn hợp.
Thoa hỗn hợp lên vùng da cần tẩy tế bào chết.
Massage hỗn hợp theo chuyển động tròn trên da. Sau đó giữ nguyên hỗn hợp trong 2-5 phút.
Cuối cùng, rửa lại thật sạch với nước.
Dưới đây là một số mẹo chăm sóc da sau khi tẩy tế bào chết dành cho bạn:
Rửa mặt bằng nước lạnh: Nước ấm hoặc nước nóng có lẽ không thể mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu bằng nước lạnh.
Giữ ẩm và cấp nước cho da: Tẩy tế bào chết có thể làm tổn hại đến hàng rào bảo vệ da của bạn, vậy nên hãy dùng một loại kem dưỡng ẩm có kết cấu đặc một chút. Uống nhiều nước cũng là mẹo hay nhằm tránh tình trạng mất nước khiến da khô căng.
Thoa kem chống nắng có SPF 30 trở lên: Sau khi tẩy tế bào chết, da bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da dễ bị lão hoá, do đó hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng nhằm ngăn ngừa các tác nhân gây hại.
Danh mục sản phẩm
Hạn chế tập thể dục quá sức, xông hơi: Tăng tuần hoàn máu có thể khiến bạn cảm thấy nóng ran, ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da sau khi vừa tẩy tế bào chết.
Tips: Khi vừa peel da, bạn không cần áp dụng thêm bất kỳ hình thức tẩy tế bào chết nào khác trong vòng 3-4 ngày sau đó. Bởi lẽ tẩy tế bào chết quá mức có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn.
Tẩy tế bào chết có thể làm cho làn da của bạn trông sáng hơn đồng thời giúp các sản phẩm chăm sóc da được hấp thụ tốt hơn, theo Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology - AAD). Nhìn chung tẩy da chết đem đến cho bạn làn da rạng rỡ hơn nhờ khả năng làm giảm bít tắc lỗ chân lông, giảm mụn, tăng sinh collagen.
Dùng sữa rửa mặt trước khi tẩy tế bào chết sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn. Rửa mặt trước góp phần loại bỏ bớt bụi bẩn, mồ hôi, lớp makeup trên bề mặt da trước khi da được làm sạch sâu hơn với tẩy tế bào chết.
Danh mục sản phẩm
Không bao giờ tẩy tế bào chết nếu trên da bạn đang có vết thương hở hoặc da bị cháy nắng. Tẩy tế bào chết có thể làm khô da. Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tẩy tế bào chết để giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và ngậm nước.
Tẩy tế bào chết da đầu thường được thực hiện khi tóc ướt. Sau khi chải và tách từng phần tóc, bạn có thể thoa hỗn hợp tẩy da chết bằng đầu ngón tay. Bạn cũng có thể sử dụng lược gội đầu bằng silicon để massage da đầu kỹ hơn. Nếu đang sử dụng sản phẩm tẩy da chết vật lý, hãy nhẹ nhàng chà xát theo chuyển động tròn. Hy vọng những thông tin mà All Things Beauty cung cấp đã giúp bạn biết cách tẩy tế bào chết sao cho hiệu quả ngay tại nhà. Quan trọng hơn, hãy chú ý dưỡng ẩm cho da sau khi tẩy tế bào chết, lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp để luôn sở hữu một làn da khỏe mạnh và rạng rỡ bạn nhé!