Bí kíp và cảm hứng
từ các chuyên gia làm đẹp của Unilever
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần gội đầu sạch sẽ giúp giải quyết các vấn đề về gàu ngứa. Tuy nhiên điều này không chính xác. Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng này, hãy để All Things Beauty giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết sau.
Da đầu khô thường thiếu ẩm. Khi đó, da đầu sẽ dễ kích ứng và bong tróc da ra từng mảng nhỏ khô màu trắng. Đây không phải là gàu nhưng nhiều người lầm tưởng da đầu khô là nguyên nhân gây ra gàu. Bên cạnh đó, khi sở hữu da đầu khô, bạn cũng nên tránh gội đầu bằng nước nóng sẽ khiến da đầu mất nước và trở nên khô hơn.
Việc gàu xuất hiện không có nghĩa là chúng ta gội đầu không sạch. Gàu xuất hiện khiến bạn sẽ muốn gội đầu nhiều hơn. Tuy nhiên, việc này khiến da đầu dễ tổn thương và mất độ ẩm. Vì thế, bạn nên gội đầu 2-3 lần/ tuần.
Da đầu nhờn có thể gây nên gàu. Vì khi đó nấm men Malassezia phát triển quá mức dẫn đến sự tăng tốc quá trình thay đổi tế bào da, dẫn đến sự tích tụ tế bào da chết và bã nhờn trên da đầu. Lúc này, gàu xuất hiện sẽ là những mảng lớn, màu vàng nhạt.
Việc dùng móng tay gãi quá mạnh vào da đầu sẽ gây tổn thương da đầu, khiến các lớp da bị bong tróc và xuất hiện gàu nhiều hơn. Vì thế, bạn hãy dùng lược gội đầu bằng silicone mềm, nhẹ nhàng làm sạch chân tóc và da đầu. Bên cạnh đó, massage da đầu nhẹ nhàng trong lúc gội cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng gàu và ngứa da đầu, bạn cần chọn loại dầu gội trị gàu phù hợp. Dầu gội trị gàu giúp loại bỏ nấm Malassezia - nguyên nhân chính gây nên gàu. Bạn nên chọn dầu gội có chứa Ketoconazole, Ciclopirox, Selenium Disulfide, Zinc Pyrithione,...
Tips: bạn nên gội đầu ít nhất 5 phút để các hoạt chất trị gàu phát huy tốt tác dụng.
>> Xem Thêm: Cách trị gàu tại nhà
Dầu xả chỉ nên dùng cho phần giữa thân tóc đến ngọn. Nếu bạn cho dầu xả tiếp xúc với chân tóc sẽ khiến cho da đầu và tóc dễ bị bết và sinh ra gàu. Tương tự với các sản phẩm hấp dầu, bạn cũng không nên thoa vào phần chân tóc để tránh tình trạng bít tắc nang tóc, gây ra gàu.
Nếu bạn đang mắc phải một số bệnh da liễu sau thì tình trạng gàu xuất hiện mỗi lần gội đầu là không tránh khỏi.
Vảy nến da đầu: Bệnh vảy nến da đầu là vừa là bệnh mãn tính, vừa là bệnh tự miễn. Vảy nến da đầu có thể làm da đầu trở nên khô hơn, bong tróc nhiều hơn do các tế bào da phát triển quá nhanh.
Viêm da tiếp xúc: Đây là tình trạng viêm da đầu hoặc viêm da tiết bã, viêm tuyến bã nhờn hoặc tuyến dầu ở da đầu. Tất cả các tình trạng trên đều là nguyên nhân dẫn đến gàu.
Chàm da đầu: Đây là chứng viêm gây khô da, ngứa, phát ban, đóng vảy, thậm chí phồng rộp và nhiễm trùng da nếu bạn mắc phải. Chàm da cũng là nguyên nhân gây viêm da đầu, hình thành gàu.
Chải tóc: Dùng lược chải tóc giúp loại bỏ bụi bẩn, tóc rối và vảy gàu trước khi gội đầu.
Làm ướt tóc: Làm ướt tóc hoàn toàn bằng nước ấm. Nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng để tránh làm khô da đầu.
Tẩy tế bào chết da đầu: Việc tẩy da chết cho da đầu giúp các nang tóc được thông thoáng, giảm thiểu bã nhờn và da chết tích tụ, hạn chế gàu xuất hiện.
Sử dụng dầu gội phù hợp: Chọn dầu gội trị gàu có chứa các thành phần chống nấm như Ketoconazole, Ciclopirox, Selenium Disulfide, Zinc Pyrithione,...
Tạo bọt cho dầu gội: Lấy một lượng dầu gội vừa đủ, tạo bọt và xoa đều lên da đầu và tóc. Massage nhẹ nhàng da đầu bằng đầu ngón tay hoặc lược gội đầu để giúp dầu gội thấm sâu và làm sạch da đầu tốt hơn.
Thời gian gội: Bạn nên gội đầu trong ít nhất 5 phút để dầu gội có đủ thời gian tác dụng và làm sạch da đầu hiệu quả.
Xả sạch tóc: Bạn cần xả sạch dầu gội bằng nước cho đến khi hết bọt.
Sử dụng dầu xả: Nếu tóc bạn là tóc khô, bạn có thể sử dụng thêm dầu xả để cấp ẩm cho tóc. Thoa dầu xả lên tóc, massage nhẹ nhàng và xả sạch sau 1-2 phút.
>> Xem Thêm: Cách gội đầu đúng cách tại nhà
Lau khô tóc: Dùng khăn mềm thấm bớt nước trên tóc. Tránh chà xát tóc quá mạnh vì có thể làm tổn thương da đầu.
Để tóc khô tự nhiên: Nên để tóc khô tự nhiên thay vì sử dụng máy sấy tóc vì nhiệt độ cao từ máy sấy có thể làm khô da đầu và khiến tình trạng gàu trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn muốn làm khô tóc nhanh hơn, hãy sử dụng chế độ sấy lạnh và để máy sấy cách da đầu ít nhất 5-7cm.
Bạn hãy dùng một quả chanh tươi, vắt lấy nước và trộn với một ít dầu dừa, thêm một chút đường mịn.
Trộn đều hỗn hợp và thoa lên da đầu.
Massage nhẹ nhàng trên da đầu trong vòng 1-2 phút để làm bong tróc các lớp da chết và bụi bẩn tích tụ.
Xả sạch tóc và da đầu lại với nước.
Lưu ý: chanh có tính kháng khuẩn cao, giúp cải thiện tình trạng gàu tốt hơn. Tuy nhiên, nếu da đầu bạn khá nhạy cảm và dễ kích ứng, bạn hãy cân nhắc sử dụng thành phần này. Ngưng sử dụng ngay nếu bạn cảm thấy da đầu có biểu hiện đỏ hoặc nóng rát.
Bạn trộn muối với dầu dừa tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Sử dụng hỗn hợp này để tẩy da chết cho da đầu.
Sau đó, bạn gội đầu bình thường.
Nha đam giúp dưỡng ẩm cho da đầu khô. Ngoài ra, nha đam còn có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu và giảm chứng ngứa da đầu. Bạn có thể sử dụng gel nha đam hoặc thịt nha đam tươi làm mặt nạ cho tóc và da đầu. Sau đó, gội đầu bằng dầu gội và dùng dầu xả.
Giấm táo là nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện da đầu khô và gàu ngứa. Thành phần này giúp ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn, giúp cân bằng độ pH cho da đầu.
Bạn có thể trộn giấm táo vào dầu gội hoặc đổ vào bình xịt và xịt lên da đầu.
Xả sạch tóc và da đầu với nước.
Các thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, quả óc chó, rong biển và hạt chia có thể giúp cải thiện tình trạng gàu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh các thực phẩm như phô mai béo, rượu, thực phẩm cay và đường tinh luyện.
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho câu hỏi tại sao gội đầu xong vẫn có gàu. Các bạn hãy áp dụng những phương pháp gội đầu và trị gàu All Things Beauty gợi ý ở trên và quan sát sự thay đổi từng ngày nhé. Chúc các bạn luôn xinh!