AllthingsBeauty
allthingsbeauty-logo

Bí kíp và cảm hứng
từ các chuyên gia làm đẹp của Unilever

Cô gái chạm tay lên da mịn màng sau khi làm sạch sợi bã nhờn
Vì sao da mặt lại xuất hiện sợi bã nhờn?

Đúng hay Sai? Sợi bã nhờn là gì? Phân biệt sợi bã nhờn với mụn đầu đen

May 29, 2024
Thời gian đọc: 7 phút

Sợi bã nhờn là gì?>

Lầm tưởng số 1: Sợi bã nhờn là yếu tố gây hại cho da>

Lầm tưởng số 2: Sợi bã nhờn và mụn đầu đen là một>

Lầm tưởng số 3: Chỉ làn da dầu mụn mới có sợi bã nhờn ở mũi>

Lầm tưởng số 4: Nặn bằng tay là cách trị sợi bã nhờn hiệu quả>

Mẹo chăm sóc da và lựa chọn sản phẩm kiểm soát sợi bã nhờn>


Sợi bã nhờn là kẻ thù ngáng chân ta trên hành trình sở hữu làn da mịn màng hay là người bạn thầm lặng bảo vệ da khỏi tác nhân bên ngoài? Hãy cùng All Things Beauty giải mã những hiểu lầm phổ biến về sợi bã nhờn, đồng thời làm rõ những lần tưởng trong cách skincare khiến làn da ngày một xuống sắc.

Sợi bã nhờn là gì?

Chụp cận sợi bã nhờn trên mũi
Sợi bã nhờn thường bị nhầm lẫn với mụn đầu đen.

Sợi bã nhờn là một ống nhỏ hình sợi, nằm dọc theo tuyến bã nhờn - tuyến sản sinh dầu trên da. Chúng có vai trò như ống dẫn sebum (chất bôi trơn dạng dầu) từ tuyến bã nhờn lên bề mặt da. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và sản sinh ra nhiều dầu, các ống dẫn bị dầu lấp đầy khiến cho sợi bã nhờn trông rõ ràng hơn trên da.

Sợi bã nhờn thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều dầu - đặc biệt là vùng chữ T - và xung quanh mũi. Chúng trông giống như những chấm nhỏ màu đen hoặc màu ghi trên bề mặt lỗ chân lông, nhưng có kích thước nhỏ hơn so với mụn đầu đen.

Lầm tưởng số 1: Sợi bã nhờn là yếu tố gây hại cho da

Cô gái chạm tay lên má sau khi điều trị sợi bã nhờn
Sợi bã nhờn hoàn toàn vô hại.

Sự thật: Sợi bã nhờn là một phần hoàn toàn bình thường của da và vô hại. Quan niệm sợi bã nhờn ở má hoặc sợi bã nhờn dưới cằm là nguyên nhân chính gây ra mụn tại những vùng da này là sai.

Sợi bã nhờn là một yếu tố tự nhiên trên da mặt. Chúng có vai trò bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho da. Bản thân sợi bã nhờn không trực tiếp gây ra mụn. Chỉ khi lượng dầu nhờn tiết ra quá mức, kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển thì mụn mới hình thành.

Lầm tưởng số 2: Sợi bã nhờn và mụn đầu đen là một

Chụp cận mụn đầu đen trên mũi
Mụn đầu đen có màu sậm, gồ lên trên da mặt.

Sự thật: Sợi bã nhờn và mụn đầu đen trông có vẻ giống nhau nên dễ gây hiểu lầm, nhưng chúng không phải là một.

Mụn đầu đen là loại mụn trứng cá hở, hình thành do sự tích tụ của bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn. Khi các tế bào sừng (keratinocytes) trộn với dầu thừa sẽ tạo ra một nút chặn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Melanin trong tế bào chết bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí và chuyển thành màu đen, tạo nên mụn đầu đen.

Ngược lại, sợi bã nhờn không phải là một loại mụn. Chúng không có nhân mụn, vì vậy dầu nhờn có thể tự do lưu thông lên bề mặt da.

Tips để phân biệt sợi bã nhờn và mụn đầu đen:

  • Màu sắc: Mụn đầu đen có màu đen hoặc nâu đậm, trong khi sợi bã nhờn có màu trắng/vàng, nâu nhạt hoặc xám.
  • Kích thước: Sợi bã nhờn thường chỉ là những chấm nhỏ li ti, còn mụn đầu đen có thể phát triển lớn hơn (trung bình 1-2 mm) khi không được loại bỏ.
  • Kết cấu: Trên bề mặt da, mụn đầu đen trông hơi gồ lên do có hình dạng như một nút chặn làm bít tắc lỗ chân lông. Ngược lại, vùng da có sợi bã nhờn thường tương đối bằng phẳng.
  • Tần suất xuất hiện: Mụn đầu đen là một loại mụn trứng cá, có thể loại bỏ hoàn toàn. Sợi bã nhờn cũng có thể được loại bỏ, nhưng chúng sẽ xuất hiện lại do đây là một phần bình thường của chức năng da.

Lầm tưởng số 3: Chỉ làn da dầu mụn mới có sợi bã nhờn ở mũi

Cô gái sử dụng miếng lột mụn mũi để trị sợi bã nhờn
Sợi bã nhờn thường hiện rõ hơn trên nền da dầu mụn.

Sự thật: Mọi loại da đều có sợi bã nhờn. Tuy nhiên, chúng dễ được nhận ra hơn trong hai trường hợp:

  • Da dầu: Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức làm gia tăng lượng dầu thừa, khiến da mặt dễ bị bám bụi bẩn, tích tụ tế bào chết, từ đó sợi bã nhờn trở nên rõ hơn.
  • Da lão hoá: Theo thời gian, da chảy xệ và lỗ chân lông giãn to hơn. Điều này cũng làm cho sợi bã nhờn bên trong lỗ chân lông trở nên dễ nhìn thấy.

Mặc dù sợi bã nhờn thường xuất hiện nhiều nhất trên mặt (đặc biệt là sợi bã nhờn ở mũi, trán, cằm và má), song thực chất sợi bã nhờn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể miễn là nơi đó có sự hiện diện của tuyến bã nhờn. Vậy nên đôi khi bạn cũng có thể nhìn thấy chúng trên cánh tay, chân hoặc da ngực.

Lầm tưởng số 4: Nặn bằng tay là cách trị sợi bã nhờn hiệu quả

Cô gái nặn sợi bã nhờn ở mũi
Bạn không nên nặn sợi bã nhờn ở mũi vì nó có thể khiến da bị tổn thương.

Sự thật: Đối với câu hỏi có nên nặn sợi bã nhờn? Câu trả lời dành cho bạn là “không”. Việc nặn mạnh tay không chỉ gây tổn thương da, mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và để lại sẹo.

Như đã đề cập, sợi bã nhờn là thành phần tự nhiên của da, do đó việc làm sạch sợi bã nhờn hoàn toàn là không khả thi vì nó sẽ tự động quay trở lại sau khoảng 30 ngày. Thay vào, hãy tập trung vào việc kiềm dầu, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và loại bã nhờn dư thừa một cách nhẹ nhàng, an toàn. Từ đó bạn có thể kiểm soát sự hiện diện của sợi bã nhờn trên da.

Mẹo chăm sóc da và lựa chọn sản phẩm kiểm soát sợi bã nhờn

Làm sạch da với sữa rửa mặt kiềm dầu

Cô gái vỗ nước lên mặt để làm sạch da bị sợi bã nhờn
Làm sạch da mặt là bước vô cùng quan trọng trong chu trình skincare.

Càng nhiều dầu thừa tiết ra thì sợi bã nhờn hình thành càng nhanh. Hãy làm sạch da với sữa rửa mặt chứa thành phần dịu nhẹ, giúp lỗ chân lông thông thoáng mà không gây khô da. Ưu tiên sản phẩm có các hoạt chất:

  • Chiết xuất cây phỉ: Se khít lỗ chân lông, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
  • Niacinamide: Thường được biết đến với khả năng làm sáng da, ít ai biết rằng Niacinamide có thể điều tiết quá trình sản xuất dầu thừa và bã nhờn, giúp lỗ chân lông được thông thoáng.
  • Kẽm: Ngăn ngừa lỗ chân lông bị bít tắc bằng cách kiểm soát lượng dầu tiết ra trên da. Ngoài ra Kẽm còn có khả chống viêm và kháng khuẩn, tốt cho da dầu mụn.

Gợi ý của biên tập viên làm đẹp All Things Beauty:

Tips: Làm sạch kép là điều cần thiết nếu bạn sở hữu làn da dễ nổi mụn, nhiều sợi bã nhờn và thường xuyên trang điểm. Bạn có thể loại bỏ lớp make-up, cặn mỹ phẩm bằng dầu tẩy trang hoặc nước tẩy trang Micellar, sau đó tiếp tục sử dụng thêm sữa rửa mặt để đảm bảo da đã sạch thoáng hoàn toàn.

Danh mục sản phẩm

Nước tẩy trang Simple Micellar
Nước tẩy trang Simple Micellar dịu nhẹ cho da nhạy cảm

Với cô nàng da khô và nhạy cảm, đừng quên cân bằng lại độ pH cho da bằng toner. Nước hoa hồng Simple được nhiều chị em tin dùng vì có bảng thành phần lành tính, không chứa cồn hay Paraben.

Chọn tẩy tế bào chết hoá học

BHA kết cấu lỏng điều trị sợi bã nhờn
Tẩy tế bào chết hoá học sẽ làm giảm tình trạng lỗ chân lông bít tắc.

Các hoạt chất tẩy da chết hóa học, chẳng hạn như BHA có tác dụng thông thoáng lỗ chân lông từ trong ra ngoài. BHA phổ biến nhất là Axit Salicylic - không chỉ giúp bạn loại bỏ dầu thừa trên da, mà còn đi sâu vào lỗ chân lông và lấy đi bụi bẩn, bã nhờn. Sử dụng sản phẩm chứa BHA thường xuyên và kiên trì giúp lỗ chân lông thông thoáng, đồng thời giảm thiểu sự xuất hiện của sợi bã nhờn.

Danh mục sản phẩm

Sữa rửa mặt Hazeline Matcha Tràm trà
Sữa rửa mặt Hazeline Matcha Tràm trà

Sử dụng sản phẩm chứa Retinol

Cô gái thoa kem dưỡng trị sợi bã nhờn lên má
Sử dụng các sản phẩm chứa Retinol là cách hay để trị sợi bã nhờn.

Các thành phần có khả năng điều tiết dầu nhờn chắc chắn sẽ mang lại lợi ích giúp bạn cải thiện tình trạng sợi bã nhờn. Retinol là một dạng vitamin A, có tác dụng làm giảm tiết dầu, thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp lỗ chân lông thông thoáng.

Biết cách kết hợp Retinol với các hoạt chất khác trong chu trình skincare là điều rất quan trọng. Nếu không nắm được thành phần nào nên - không nên sử dụng cùng Retinol thì bạn có thể đối mặt với vô vàn vấn đề đau đầu. Nhẹ thì da khô, bong tróc còn nặng thì có thể gây kích ứng da.

HIểu được tâm lý muốn làm đẹp an toàn của phái nữ, All Things Beauty khuyên bạn nên chăm sóc da hoạt chất Hexyl-Retinol, giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào da mới gấp 10 lần Retinol, góp phần bảo vệ da ban ngày và phục hồi da ban đêm.

Kết thân với kem chống nắng

Cô gái đưa tay che nắng khi đang điều trị sợi bã nhờn
Kem chống nắng là điều không thể thiếu khi skincare.

Tia UV từ ánh nắng mặt trời không chỉ gây ra các vấn đề về lão hóa da mà còn khiến lỗ chân lông giãn nở. Điều này làm cho sợi bã nhờn dễ bị trông thấy hơn. Để giảm thiểu sự xuất hiện của sợi bã nhờn, hãy dùng kem chống nắng phổ rộng mỗi ngày. Nó giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa lão hóa.

Tips: Bạn nên lựa chọn kem chống nắng phù hợp với loại da. Ưu tiên loại không chứa dầu (oil-free) và không gây mụn (non-comedogenic) để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Detox cho da với mặt nạ đất sét

Trị sợi bã nhờn bằng mặt nạ đất sét cho da dầu mụn
Mặt nạ đất sét giúp làm sạch sâu cho da.

Bạn có thể đắp mặt nạ đất sét thông thường, nhưng tốt nhất hãy dùng mặt nạ đất sét để hút sạch dầu thừa trên da. Đắp mặt nạ 1 lần/tuần và chọn các thành phần như đất sét xanh, Bentonite, Kaolin… giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa sự hình thành sợi bã nhờn.

Hy vọng bài viết của All Things Beauty đã giúp làm rõ phần nào những hiểu lầm không đáng có về sợi bã nhờn và mụn đầu đen. Hãy nhớ rằng, sợi bã nhờn không phải là kẻ thù của làn da. Vậy nên hãy chăm sóc da đúng cách để giảm thiểu sợi bã nhờn và giúp bạn sở hữu làn da khỏe đẹp rạng ngời.

Chia Sẻ