AllthingsBeauty
allthingsbeauty-logo

Bí kíp và cảm hứng
từ các chuyên gia làm đẹp của Unilever

Tạm biệt làn da bị cháy nắng với 9 mẹo khắc phục hiệu quả ngay tại nhà

BởiAll Things BeautyApril 30, 2024
Thời gian đọc: 6 phút

Tại sao da mặt bị cháy nắng?>

Da bị cháy nắng bao lâu thì hết?>

Những biểu hiện của làn da bị cháy nắng>

Da bị cháy nắng cấp độ 1>

Da bị cháy nắng cấp độ 2>

Da bị cháy nắng cấp độ 3>


Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại? 9 mẹo làm dịu da mặt bị cháy nắng hiệu quả ngay tại nhà>

1. Sử dụng nước mát>

2. Da bị cháy nắng phải làm sao? Sử dụng gel nha đam>

3. Phục hồi da mặt bị cháy nắng bằng trà hoa cúc>

4. Phục hồi da bị cháy nắng bằng bột cám gạo>

5. Da bị cháy nắng phải làm sao? Đắp bột yến mạch>

6. Cách chữa da bị cháy nắng - đắp mặt nạ cà chua>

7. Làm dịu làn da bị cháy nắng với Vitamin B5>

8. Da bị cháy nắng làm sao để trắng lại? Đắp mặt nạ khoai tây>

9. Uống nhiều nước>


Làm sao để tránh cho da mặt bị cháy nắng?>


Mùa Hè là khoảng thời gian tuyệt vời để tận hưởng các hoạt động ngoài trời và tắm nắng. Tuy nhiên sau những phút giây vui vẻ dưới ánh mặt trời thường là sự xuất hiện một vị khách không mời mà đến mang tên cháy nắng. May mắn là bạn có thể làm dịu bớt cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu khi da bị cháy nắng bằng các nguyên liệu có sẵn xung quanh mình. Cùng All Things Beauty tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao da mặt bị cháy nắng?

Tia UVA và UVB tấn công làn da
Tia UV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng cháy nắng.

Chúng ta đều biết có 2 loại tia UV đặc biệt nguy hiểm là tia UVA và UVB. Tia UVB tác động đến lớp biểu bì và đóng vai trò chính khiến da mặt bị cháy nắng. Trong khi đó, tia UVA có thể thâm nhập sâu hơn, gây tổn thương ở cấp độ tế bào dẫn đến da bị lão hóa sớm hoặc ung thư da.

Sau khi làn da bị tia UV tấn công, cơ thể sẽ kích hoạt chế độ tự bảo vệ bằng cách huy động thêm các tế bào nhằm sửa chữa vùng da bị tổn thương hoặc tạo ra các tế bào mới. Quá trình này gây nên các triệu chứng như viêm, mẩn đỏ cùng cảm giác đau rát, khó chịu kéo dài trong hàng giờ.

Không chỉ phơi nắng cả ngày trên bãi biển hoặc hồ bơi mới bị cháy nắng, mà ngay cả khi bạn tham gia các hoạt động bình thường như nghỉ trưa ngoài trời, làm vườn hoặc dắt thú cưng đi dạo… mà không che chắn khuôn mặt cẩn thận bằng khẩu trang, mũ nón hoặc không bôi kem chống nắng, thì cũng khiến cho làn da bị cháy nắng.

Phơi nắng trong thời gian ngắn nhưng lặp đi lặp lại hàng ngày chẳng khác nào bạn đang để làn da hấp thụ tia UV quá mức. Theo thời gian, da bị cháy nắng nhiều lần có nguy cơ lão hoá sớm, thậm chí ung thư. Để giảm thiểu tình trạng này, việc chăm sóc và bảo vệ da mỗi ngày là rất quan trọng.

Da bị cháy nắng bao lâu thì hết?

Cô gái với những vết đỏ trên má và trán do cháy nắng
Cháy nắng khiến da mặt ửng đỏ, đau rát trong nhiều giờ thậm chí nhiều tuần.

Chúng ta thường không mấy để ý đến việc da bị bị cháy nắng cho tới khi cảm giác đau rát xuất hiện.

  • Cơn đau do cháy nắng thường bắt đầu trong vòng vài giờ kể từ lúc da bị tổn thương dưới ánh nắng mặt trời.
  • Sau đó, da mặt càng lúc càng đỏ kéo theo cảm giác khó chịu. Cơn đau dữ dội và đỉnh điểm diễn ra khoảng 24 giờ trên các vùng da bị cháy nắng.
  • Trong khoảng 1 tuần tiếp theo, làn da có thể bị bong tróc và rồi dần trở lại trạng thái bình thường. Nếu bạn bị cháy nắng nghiêm trọng thì thời gian bình phục sẽ kéo dài đến vài tuần.

Những biểu hiện của làn da bị cháy nắng

Cô gái trẻ với khuôn mặt bị đỏ đang chạm tay vào má
Da bị cháy nắng được phân chia làm 3 cấp độ từ nhẹ đến nghiêm trọng tuỳ theo triệu chứng.

Da bị cháy nắng có biểu hiện từ nhẹ đến nặng, được chia làm 3 cấp độ. Xác định mức độ nghiêm trọng của vết cháy nắng trên da mặt sẽ giúp bạn tìm ra hướng khắc phục hiệu quả và nhanh chóng.

Da bị cháy nắng cấp độ 1

  • Da mặt ửng đỏ, biểu hiện này dễ nhận thấy ở những người sở hữu làn da sáng màu. Tuy nhiên với da ngăm thì có thể khó nhận biết hơn.
  • Cảm giác nóng rát hoặc căng tức trên da.
  • Vùng da cháy nắng bị đau hoặc trở nên nhạy cảm.
  • Sưng tấy.
  • Bong tróc da sau vài ngày.
  • Ngoài ra, cơ thể bạn lúc này có thể cảm thấy mệt mỏi. Kèm theo biểu hiện đau đầu, sốt, buồn nôn.

Da bị cháy nắng cấp độ 2

  • Vùng da bị cháy nắng cực kỳ đỏ.
  • Phồng rộp.
  • Sưng tấy trên diện rộng.
  • Da có vẻ ướt.
  • Cảm giác đau rát rõ rệt.
  • Xuất hiện màu trắng bất thường bên trong vùng da bị tổn thương.
  • Lúc này, bạn có thể gặp các triệu chứng giống như cơ thể bị say nắng: chóng mặt choáng váng, kiệt sức, thở dốc, sốt, đau đầu, buồn nôn, chuột rút và ớn lạnh…

Da bị cháy nắng cấp độ 3

  • Xuất hiện các vết cháy nắng hệt như vết bỏng.
  • Vùng da cháy nắng bị tê bì, mất cảm giác.
  • Da bị cháy nắng chuyển màu trắng hoặc xỉn màu.
  • Cơ thể có những triệu chứng say nắng hoặc sốc nhiệt.

Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại? 9 mẹo làm dịu da mặt bị cháy nắng hiệu quả ngay tại nhà

Da bị cháy nắng cấp độ nhẹ sẽ dần bình phục sau vài tuần nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, những vết cháy nắng trên da mặt thường mang đến cảm giác khó chịu dai dẳng và vô cùng bất tiện. May mắn là bạn có thể áp dụng các mẹo làm dịu và phục hồi da bị cháy nắng cấp độ 1 và cấp độ 2 ngay tại nhà. Với các vùng da tổn thương nghiêm trọng hơn, All Things Beauty khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám trực tiếp và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

1. Sử dụng nước mát

da bị cháy nắng cô gái đang vỗ nước lên mặt
Vỗ nước mát lên mặt là phương pháp đơn giản nhưng cực hữu hiệu giúp làm dịu cảm giác bỏng rát tức thì.

Nước mát là thuỷ liệu pháp giúp làm dịu da nhanh chóng. Lặp lại việc vỗ nhẹ nước mát lên mặt hoặc đắp khăn ướt lên vùng da bị cháy nắng cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, bạn cần tránh sử dụng nước quá nóng vì nó sẽ làm vết cháy nắng trở nên nghiêm trọng, đau rát hơn. Bạn có thể thêm vài viên đá để tăng cường làm mát cho làn da cháy nắng. Tuy nhiên, lưu ý đừng bỏ đá quá nhiều, khiến làn da đang cháy nắng bị nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. 

Tips: Xà phòng có thể khiến da bị kích ứng. Vì thế khi có làn da đang bị tổn thương do cháy nắng, bạn nên ưu tiên loại sữa rửa mặt nhẹ dịu.

2. Da bị cháy nắng phải làm sao? Sử dụng gel nha đam

da bị cháy nắng gel nha đam màu trắng đựng trong hũ thuỷ tinh trong suốt
Nha đam có nhiều công dụng trong làm đẹp.

Nếu bạn chưa có sẵn cây nha đam trong nhà thì nên sắm ngay một chậu. Bởi từ lâu, loài cây mọng nước này đã được tin dùng như một phương thuốc dân gian giúp làm dịu da bị bỏng và chữa lành vết thương. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng nha đam có tác dụng chống viêm và gia tăng tốc độ tái tạo làn da bị tổn thương.

Chỉ cần bẻ một nhánh cây nha đam, tách lấy phần gel bên trong và thoa trực tiếp lên vùng da mặt bị cháy nắng sẽ giúp giảm nhanh cảm giác nóng rát khó chịu.

Tips: Hiện nay nhiều nhà thuốc bán sẵn gel nha đam nguyên chất, giúp chúng ta dễ dàng mua và sử dụng. Hãy cho lọ gel nha đam vào ngăn mát tủ lạnh trong vài phút trước khi lấy ra và đắp lên mặt như một loại mặt nạ làm dịu da.

3. Phục hồi da mặt bị cháy nắng bằng trà hoa cúc

da bị cháy nắng ly trà hoa cúc màu vàng nhạt đặt trên bàn gỗ nâu
Trà hoa cúc giúp các triệu chứng cháy nắng thuyên giảm.

Trà hoa cúc không chỉ là thức uống giúp thư giãn tinh thần mà còn có thể làm dịu làn da cháy nắng. Sau khi ủ trà, bạn chờ cho trà nguội. Tiếp đến nhúng một chiếc khăn mặt vào nước trà để nguội và đắp lên vùng da bị tổn thương. Đồng thời bạn có thể nhâm nhi một tách trà hoa cúc giúp chữa lành và phục hồi làn da bị cháy nắng từ bên trong.

Tips: Chiết xuất hoa cúc được chứng minh là có khả năng chữa lành vết thương hiệu quả. Ngoài việc dùng trà hoa cúc, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt chứa chiết xuất hoa cúc hàng ngày để hỗ trợ phục hồi da bị cháy nắng.

4. Phục hồi da bị cháy nắng bằng bột cám gạo

da bị cháy nắng chén gỗ đựng bột cám gạo trắng kế bên nhánh lúa vàng
Bột cám gạo là thành phần nuôi dưỡng và phục hồi làn da cháy nắng hiệu quả.

Dưới tác hại của tia tử ngoại, sử dụng bột cám gạo pha với sữa chua/ sữa tươi không đường không những giúp làn da được làm dịu mà còn cải thiện tình trạng da cháy đen hiệu quả nhờ trong bột cám gạo chứa nhiều vitamin B giúp phục hồi làn da.

5. Da bị cháy nắng phải làm sao? Đắp bột yến mạch

da bị cháy nắng bột yến mạch màu trắng xay nhuyễn đựng trong bát gỗ màu nâu
Bột yến mạch đem đến vô vàn lợi ích cho làn da.

Bột yến mạch có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hoá và phục hồi da rất tốt. Dùng bột yến mạch pha loãng để rửa mặt hàng ngày để làm sạch và giảm cảm giác bỏng rát. Bạn cũng có thể pha bột yến mạch với sữa tươi không đường để đắp lên mặt hoặc rửa mặt. Protein và chất béo có trong sữa giúp làm dịu và cấp ẩm cho làn da bị cháy nắng. Tuy nhiên những loại bột yến mạch nghiền chưa kỹ có thể có các hạt lợn cợn làm xước da trong quá trình sử dụng. Tốt nhất bạn nên dùng các sản phẩm được thiết kế riêng cho da mặt, chứa thành phần bột yến mạch để chăm sóc da một cách hiệu quả và an toàn.

6. Cách chữa da bị cháy nắng - đắp mặt nạ cà chua

da bị cháy nắng quả cà chua và lát cắt cà chua nằm kế bên chén cà chua xay nhuyễn
Cà chua được chứng minh có đặc tính chống viêm và làm dịu làn da.

Khi da mặt bị cháy nắng sẽ trở nên ửng đỏ và khô ráp. Đó là do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương nặng dẫn đến mất nước. Lúc này, đắp mặt nạ cà chua giúp điều trị các vết bỏng rát và cấp ẩm cho làn da. Cà chua rất giàu vitamin C, A và Beta Carotene có tác dụng làm dịu và phục hồi làn da đang bị kích ứng nặng.

Nghiên cứu cho thấy trong bột cà chua chứa nhiều Lycopene có khả năng ngăn ngừa tình trạng cháy nắng. Bạn hãy xắt cà chua thành từng lát mỏng và đắp lên mặt. Hoặc xay nhuyễn cà chua tươi với sữa chua không đường rồi thoa lên mặt. Rửa mặt sạch với nước lạnh sau đó giúp làn da được phục hồi tốt hơn.

7. Làm dịu làn da bị cháy nắng với Vitamin B5

da bị cháy nắng những viên thuốc hình tròn xếp thành ký hiệu B5
Vitamin B5 xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da lành tính, giúp làm dịu da hiệu quả.

Với đặc tính làm dịu và chống viêm, vitamin B5 được xem là “cứu tinh” cho làn da bị cháy nắng, kích ứng và nổi mụn. Vitamin B5 giúp làm dịu những tổn thương do ánh nắng mặt trời và thúc đẩy quá trình phục hồi của da. Bạn có thể sử dụng nước hoa hồng có chứa vitamin B5 để làm toner pad, đắp lên mặt để làm dịu vùng da bị cháy nắng và nuôi dưỡng hàng rào bảo vệ da.

8. Da bị cháy nắng làm sao để trắng lại? Đắp mặt nạ khoai tây

da bị cháy nắng củ khoai tây kế bên những lát cắt khoai tây
Khoai tây giúp làm mát làn da cháy nắng và làm giảm cảm giác bỏng rát.

Cháy nắng gây nên cảm giác bỏng rát và khô cứng ở vùng da mặt. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời và dùng đúng thành phần, làn da rất dễ có nguy cơ tổn thương lâu dài. Khoai tây mang tới cảm giác dịu mát tức thì cho làn da. Bạn hãy cắt khoai tây thành từng lát và đắp đều lên mặt. Bạn cũng có thể ngâm khoai tây vào xô nước đá để khi đắp sẽ có cảm giác mát lạnh hơn.

Khoai tây có tính chống viêm, bạn cũng có thể nghiền nát khoai tây rồi pha với sữa tươi không đường thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên da mặt.

9. Uống nhiều nước

da bị cháy nắng cô gái mỉm cười và cầm cốc đựng nước bằng thuỷ tinh
Tích cực uống nước giúp làm mát cơ thể giữa ngày hè nóng nực.

Sau khi bị cháy nắng, da cần được cung cấp đầy đủ nước để phục hồi độ ẩm đã mất đi trong quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nước đóng vai trò thiết yếu trong việc làm mát da, hỗ trợ tái tạo tế bào da. Vì thế, cố gắng uống nhiều nước một chút trong những ngày này nhé! Bạn cũng có thể lựa chọn nước lọc hoặc nước chứa chất điện giải để bù nước cho cơ thể tốt hơn.

Làm sao để tránh cho da mặt bị cháy nắng?

“Phòng ngừa hơn chữa bệnh” là câu nói mà chúng ta cần nhắc nhở bản thân mỗi ngày. Để ngăn ngừa những tổn thương cho làn da mặt mỏng manh, bạn nên:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian ánh nắng mạnh nhất, từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Mặc quần áo dài che kín các vùng da phải tiếp xúc với ánh nắng, đồng thời đội mũ nón và bịt khẩu trang vải chống tia UV chuyên dụng.
  • Thoa kem chống nắng phổ rộng dành riêng cho da mặt có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.
  • Thoa lại kem chống nắng trên da mặt 2 tiếng/lần. Tần suất thoa lại kem chống nắng dày hơn nếu bạn đổ nhiều mồ hôi hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, bơi lội.

Đừng để mùa Hè rực rỡ trở thành cơn ác mộng chỉ vì da bị cháy nắng. Hãy bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách áp dụng những biện pháp phòng ngừa và các mẹo xử lý kịp “nhỏ nhưng có võ” mà All Things Beauty đã giới thiệu phía trên bạn nhé!

Chia Sẻ