Da khô là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục da khô mùa đông này
Thế nào là da khô?>
Triệu chứng khô da>
Nguyên nhân gây nên khô da>
Tác nhân bên ngoài:>
Tác nhân bên trong:>
Cách chăm sóc da bị khô, nứt nẻ mùa hanh khô>
Sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm>
Sử dụng dầu tắm (Shower Oil)>
Sử dụng kem dưỡng ẩm>
Sử dụng dầu dưỡng ẩm>
Uống đủ nước>
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và không mùi>
Bổ sung độ ẩm trong không gian sống>
Cách trị da khô bằng bột yến mạch>
Cách trị da khô bằng nha đam>
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng>
Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời>
Tẩy da chết nhẹ nhàng>
Mặc quần áo với chất liệu dịu nhẹ>
Chăm sóc da chân và tay khô, nứt nẻ>
Chăm sóc da mặt bị khô>
Khi nào nên gặp bác sĩ da liễu>
Da khô nặng và nứt nẻ>
Sưng, đỏ, và ngứa>
Da khô kéo dài>
Nổi mẩn hoặc kích ứng>
Da khô ở các khu vực nhạy cảm>
Gặp vấn đề sau mùa lạnh>
Mỗi ngày, làn da mất khoảng 300-400 ml nước qua lớp biểu bì. Đối với làn da khô, lượng nước mất qua bề mặt da sẽ nhiều hơn và khả năng giữ nước trên da cũng giảm. Đặc biệt khi vào mùa lạnh, những người sở hữu làn da khô sẽ gặp phải những tình trạng như da khô ráp, căng, dễ kích ứng và bong tróc. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây nên khô da và các mẹo chăm sóc da qua bài viết sau.
Thế nào là da khô?
Da khô là tình trạng da bị thiếu độ ẩm hoặc bị giảm khả năng giữ ẩm. Tình trạng khô da có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, điển hình là các vùng tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, và các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Những người sống trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc hanh khô sẽ dễ gặp tình trạng khô da hơn.
>> Xem Thêm: Da mặt bị khô phải làm sao?
Khi các vùng da trên cơ thể bị khô thường sẽ có cảm giác căng, ngứa, bong tróc và dễ bị mẩn đỏ. Tình trạng khô da xảy ra với mọi lứa tuổi.
>> Xem Thêm: Quy trình dưỡng da ban đêm chuẩn chỉnh để có làn da đẹp như gái Hàn
Triệu chứng khô da
Da sẽ trở nên khô hơn tùy theo khí hậu nơi bạn đang ở. Các dấu hiệu của khô da sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, màu da và mức độc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các triệu chứng khô da bao gồm:
- Da có cảm giác căng: Da khô thường có xu hướng trở nên căng. Khi căng, da có thể trở nên đỏ hoặc khó chịu.
- Da trở nên thô ráp, nứt nẻ: Da khô thường xuất hiện các đốm nứt nẻ, đặc biệt là ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với môi trường khô hạn như khu vực khỏe tay, khuỷu tay hoặc đầu gối.
- Ngứa, dễ kích ứng và nổi mẩn đỏ: Da khô thường đi kèm với tình trạng ngứa và kích ứng, làm cho người có da khô thường xuyên gãi, có thể dẫn đến tổn thương da.
- Da bong tróc từ nhẹ đến nặng, trở nên xỉn màu:
- Vết nứt: Da khô cũng có thể dẫn đến việc hình thành vết nứt, đặc biệt là ở các vùng như mặt, mũi, hoặc mắt nếu không được chăm sóc đúng cách. Một số vết nứt có thể gây chảy máu.
- Hiện tượng đỏ và sưng: Da khô có thể trở nên đỏ và sưng, đặc biệt là khi bị kích thích hoặc khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt như gió lạnh hay nước nóng.
- Dấu hiệu lão hóa sớm: Da khô thường dễ xuất hiện các nếp nhăn sớm hơn so với làn da khỏe mạnh. Việc giữ ẩm là quan trọng để duy trì độ đàn hồi và sự trẻ trung của da.
>> Xem Thêm: Skincare là gì? Quy tắc và các bước skincare đúng cách
Nguyên nhân gây nên khô da
Tác nhân bên ngoài:
- Thời tiết thay đổi theo mùa: Da sẽ trở nên khô hơn vào mùa Thu và mùa Đông, khi độ ẩm trong không khí tương đối thấp, công thêm không khí lạnh và khô sẽ làm da mất nước nhiều hơn. Nhưng vào mùa Hè, độ ẩm không khí cao sẽ cải thiện được tình trạng khô da.
- Tắm bằng nước quá nóng: Đây là thói quen dễ gây khô da ở một số người. Nước quá nóng sẽ làm giãn nở lỗ chân lông và lấy đi lớp dầu tự nhiên có trên da, khiến da bị ngứa và dễ kích ứng.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: một số sản phẩm làm đẹp hoặc chăm sóc da chứa các hoạt chất gây kích ứng và làm khô da. Điển hình, các sản phẩm chứa cồn hoặc hương liệu sẽ gây khô da và bong tróc da nếu bạn sử dụng quá nhiều.
- Bơi thường xuyên trong các hồ bơi khử trùng bằng Clo: Clo là hóa chất được pha trong các bể bơi nhằm mục đích khử trùng. Nếu da thường xuyên tiếp xúc với Clo sẽ rất dễ khô, xỉn màu và có thể bong tróc.
>> Xem Thêm: Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn, da nhờn hiệu quả nhất
Tác nhân bên trong:
- Tuổi tác: Người lớn tuổi có khả năng bị khô da nhiều hơn. Khi tuổi ngày càng cao, lỗ chân lông sẽ sản xuất ít dầu hơn, vì thế làn da sẽ trở nên dễ khô và mất đi độ đàn hồi.
- Bệnh di truyền: nếu trong gia đình có người bị bệnh chàm da hoặc viêm da tiếp xúc, bạn rất có khả năng mắc phải các bệnh da liễu này, và cả tình trạng da khô.
- Gen di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể góp phần vào tình trạng da khô.
- Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của làn da. Thiếu vitamin A, vitamin C, omega-3 và các khoáng chất như zinc có thể làm tăng nguy cơ khô da.
- Yếu tố hormone: Sự thay đổi về hormone, đặc biệt là ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mãn kinh, cũng có thể làm thay đổi tình trạng da, khiến da trở nên khô hơn.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống nôn, thuốc chống dị ứng, hay thuốc chống mụn có thể gây da khô là một trong những tác động phụ, gây mất nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng khô da.
>> Xem Thêm: Serum vitamin C có tác dụng thế nào đối với làn da phái đẹp?
Cách chăm sóc da bị khô, nứt nẻ mùa hanh khô
Sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm
Đối với các bạn sở hữu làn da khô, lựa chọn sữa tắm dưỡng ẩm cao là rất cần thiết. Da sẽ được cấp ẩm trong lúc làm sạch và không bị mất lớp dầu tự nhiên so với các loại sữa tắm chứa nhiều hương liệu. Bạn nên chọn các loại sữa tắm dưỡng ẩm chứa thành phần dưỡng ẩm cao như Shea Butter, Ceramides, Axit Hyaluronic, Glycerin,....
Sử dụng dầu tắm (Shower Oil)
Dầu tắm là các sản phẩm làm sạch da gốc dầu, chứa ít chất tẩy rửa tổng hợp hơn các loại sữa tắm thông thường. Dầu tắm giúp da trở nên mềm mại hơn, bổ sung lipid để củng cố hàng rào bảo vệ da. Tương tự như dầu tẩy trang, dầu tắm sẽ chuyển thành kết cấu trắng đục như sữa khi tiếp xúc với nước, giúp nhẹ nhàng làm sạch da mà không gây bết dính.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm là giải pháp tốt nhất cho làn da khô. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm xong, lúc da còn ẩm mịn. Khi đó, da sẽ hấp thu các dưỡng chất một cách tốt nhất. Các đối tượng bị chàm da hãy ưu tiên sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm triệu chứng ngứa.
Sử dụng dầu dưỡng ẩm
Dầu dưỡng có tác dụng chính là tái tạo độ ẩm đã mất trên da. Dầu dưỡng phù hợp với làn nhạy cảm. Sau khi tắm, bạn hãy dùng khăn lông thấm nhẹ hết nước trên da rồi thoa dầu dưỡng. Dầu sẽ giúp khóa ẩm và da sẽ hấp thu chất béo từ dầu dưỡng. Từ đó, việc phục hồi độ ẩm cho da diễn ra dễ dàng hơn.
Uống đủ nước
Bên cạnh bổ sung độ ẩm từ bên ngoài như kem và dầu dưỡng, cơ thể cũng cần được hydrat hóa từ bên trong để cải thiện làn da khô. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bù đi lượng nước đã mất qua da, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Từ đó, cơ thể luôn được điều hòa và làm mát. Là da cũng sẽ được cải thiện, trở nên ẩm mịn và bớt khô.
>> Xem Thêm: Da khô là gì? 13 mẹo chăm sóc da khô các nàng nên biết
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và không mùi
Bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm làm đẹp chứa nhiều hương liệu hoặc cồn. Ưu tiên các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp có thành phần thuần chay, dịu nhẹ, mang lại lợi ích cho da khi sử dụng lâu dài.
Bổ sung độ ẩm trong không gian sống
Máy tạo độ ẩm là thiết bị cần có trong nhà. Vào những ngày thời tiết hanh khô, máy tạo độ ẩm sẽ giúp tăng thêm lượng hơi nước giúp da bớt khô. Khác với máy điều hòa, máy tạo độ ẩm làm tăng lượng hơi nước, giúp da luôn ẩm mịn. Khi độ ẩm trong không khí được giữ ở mức cân bằng, hàng rào bảo vệ da sẽ khỏe hơn.
Cách trị da khô bằng bột yến mạch
Bột yến mạch có tác dụng dưỡng ẩm và giảm viêm. Bạn có thể sử dụng bột yến mạch như phương pháp điều trị tại nhà cho da khô, ngứa và kích ứng.
- Pha bột yến mạch vào bồn tắm, không nên sử dụng nước quá nóng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng khô da.
- Ngâm mình trong bồn khoảng 10 sau đó tắm sạch lại với nước.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho da.
Cách trị da khô bằng nha đam
Gel lô hội (aloe vera) là một nguồn dưỡng ẩm tốt và có tính chất làm dịu da. Thoa gel lô hội lên vùng da khô và nứt nẻ có thể giúp cải tạo đang kể làn da khô của bạn.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Bổ sung thêm thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, hạt lanh, vitamin E, vitamin C, trái bơ, dầu Ô-liu có thể giúp cải thiện tình trạng da khô từ bên trong. Bên cạnh đó, hạn chế dung nạp thực phẩm cay, nóng và dầu mỡ quá nhiều, cùng các thức uống chứa cồn và caffein.
Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời
Tia UV có thể gây khô da và lão hóa sớm. Dù bạn có bảo vệ làn da bằng kem chống nắng, tuy nhiên, những người có làn da khô nên tránh tiếp xúc lâu dưới nắng để tránh da bị khô. Và khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chống nắng nào, bạn không nên xài sản phẩm có chỉ số SPF quá cao, rất dễ gây khô da. Hãy thoa lại kem chống nắng sau 2 tiếng và sử dụng sản phẩm có bổ sung độ ẩm.
>> Xem Thêm: Bạn đã bôi kem chống nắng đúng cách?
Tẩy da chết nhẹ nhàng
Tẩy da chết dịu nhẹ 1 lần/tuần để kem dưỡng hấp thụ vào da tốt hơn, đồng thời giúp loại bỏ những tế bào da chết ra khỏi lỗ chân lông, giúp da thông thoáng hơn.
Mặc quần áo với chất liệu dịu nhẹ
Quần áo bằng Cotton và lụa sẽ có lợi ích tốt cho làn da. Ngủ trên drap giường và gối lụa cũng giúp cải thiện được tình trạng khô da. Ngoài ra, ngủ trên chăn ga bằng lụa không làm thấm kem dưỡng da từ cơ thể so với các chất liệu khác.
Chăm sóc da chân và tay khô, nứt nẻ
- Thoa kem dưỡng ẩm lên tay và chân sau mỗi lần rửa tay hoặc tắm. Sử dụng mặt nạ cho vùng da tay và chân.
- Luôn mang theo tuýp kem dưỡng da tay chuyên dụng và thường xuyên thoa kem, đặc biệt là sau khi rửa tay.
>>Xem thêm: Da tay chân bị bong da là do thiếu chất gì? Cách phục hồi nhanh, hiệu quả nhất!
- Dùng găng tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa như nước rửa chén, giặt đồ.
- Mang dép lông hoặc dép mềm trong nhà để bảo vệ vùng da bàn chân. Trước khi đi ngủ, thoa kem dưỡng vào bàn chân, sau đó mang vớ vào và để tới sáng.
- Mặc đồ ấm và thoải mái để bảo vệ da khỏi gió lạnh.
- Bạn có thể tham khảo phương pháp tiêm Filler giúp trẻ hóa, làm đầy vùng da tay khô. Biện pháp này có thể giúp ích tạm thời.
Chăm sóc da mặt bị khô
- Lựa chọn sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ và cấp ẩm cao, giúp làm sạch da và không làm mất độ ẩm tự nhiên của da. Hạn chế rửa mặt bằng nước nóng, nhất là trong lúc tắm. Tốt nhất bạn hãy rửa mặt tại bồn rửa sau khi tắm xong.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho da khô. Bạn có thể tham khảo các bước dưỡng da sandwich giúp “kẹp” thêm nhiều lớp dưỡng ẩm cho da. Chú ý đến khu vực mắt và môi vì những vùng da này khá mỏng và dễ hình thành nếp nhăn.
- Dùng kem chống nắng hằng ngày để bảo vệ da, ngay cả trong những ngày lạnh. Chọn kem chống nắng chứa chất dưỡng ẩm và hạn chế sử dụng chống nắng có chỉ số SPF cao, dễ gây khô da.
Khi nào nên gặp bác sĩ da liễu
Khi tình trạng da khô không được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, có những dấu hiệu hoặc tình trạng cụ thể, bạn nên cân nhắc gặp bác sĩ da liễu. Dưới đây là những tình huống khi nên thăm bác sĩ da liễu:
Da khô nặng và nứt nẻ
Nếu da khô của bạn trở nên nặng, nứt nẻ, và gây đau rát, đặc biệt là khi sử dụng kem dưỡng ẩm không giúp cải thiện.
Sưng, đỏ, và ngứa
Nếu da khô đi kèm với các triệu chứng như sưng, đỏ, và ngứa, có thể là dấu hiệu của một vấn đề da liễu khác.
Da khô kéo dài
Nếu tình trạng da khô kéo dài và không giảm sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc da đúng cách trong khoảng thời gian dài.
Nổi mẩn hoặc kích ứng
Hãy gặp bác sĩ da liễu nếu bạn sử dụng kem dưỡng ẩm hay sản phẩm chăm sóc da gây ra mẩn hoặc kích ứng.
Da khô ở các khu vực nhạy cảm
Da khô ở các khu vực nhạy cảm như khuôn mặt có thể cần sự tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ da liễu.
Gặp vấn đề sau mùa lạnh
Nếu tình trạng da khô trở nên tồi tệ hơn sau mùa lạnh, có thể là dấu hiệu của vấn đề khác như Eczema hoặc viêm da.
Khi gặp những tình huống trên, việc thăm bác sĩ da liễu giúp đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng da của bạn.
Mong rằng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng da khô cũng như các biện pháp cải thiện làn da khô tại nhà. All Things Beauty chúc các bạn luôn rạng rỡ cùng làn da khỏe, đẹp trong những ngày Lễ Tết cuối năm!
Các Bài Viết Liên Quan
Chăm Sóc Da
Chăm Sóc Da