AllthingsBeauty
allthingsbeauty-logo

Bí kíp và cảm hứng
từ các chuyên gia làm đẹp của Unilever

tẩy tế bào chết môi
Bạn có muốn sở hữu làn môi hồng hào, mềm mịn?

Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà đơn giản giúp môi luôn mềm mại và hồng hào

December 20, 2024
Thời gian đọc: 5 phút

Tại sao cần tẩy tế bào chết cho môi?>

Tẩy tế bào chết môi có công dụng gì?>

Môi trở nên hồng hào hơn>

Hấp thụ son dưỡng tốt hơn>

Ngăn ngừa lão hóa>

Màu son lên môi chuẩn hơn>


Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà đơn giản và hiệu quả>

1. Tẩy tế bào chết môi bằng đường nâu và mật ong>

2. Tẩy tế bào chết môi bằng đường nâu và Petroleum (sáp dầu khoáng)>

3. Tẩy tế bào chết môi bằng dứa và dầu dừa>

4. Tẩy tế bào chết cho môi bằng bã cà phê>

5. Tẩy tế bào chết môi bằng dưa leo và đường dừa>


Các bước tẩy tế bào chết môi>

Những câu hỏi thường gặp về tẩy tế bào chết môi>

1. Tẩy tế bào chết môi bao lâu 1 lần?>

2. Tẩy tế bào chết môi xong nên làm gì?>

3. Sau phun môi bao lâu thì được tẩy da chết?>


Tương tự như da mặt, làn da môi cũng cần được tẩy da chết thường xuyên để môi luôn hồng hào và mịn màng. All Things Beauty sẽ bật mí cho các bạn những công thức tẩy tế bào chết môi có thể dễ dàng tự làm tại nhà qua bài viết sau nhé.

Tại sao cần tẩy tế bào chết cho môi?

Tẩy tế bào chết cho môi là một bước chăm sóc da môi quan trọng. Đây là một thói quen làm đẹp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Việc chăm sóc môi đều đặn sẽ giúp bạn sở hữu đôi môi mềm mại, hồng hào và cuốn hút.

Tẩy tế bào chết môi có công dụng gì?

Tẩy tế bào chết cho môi mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho đôi môi của bạn. Sau đây là một số lý do chính tại sao bạn nên thường xuyên tẩy tế bào chết cho môi:

Môi trở nên hồng hào hơn

Giống như làn da mặt, đôi môi cũng liên tục sản sinh tế bào chết. Việc tích tụ quá nhiều tế bào chết sẽ khiến môi trở nên xỉn màu, khô ráp, bong tróc và dễ bị nứt nẻ. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp tế bào chết này, giúp môi trở nên mịn màng và hồng hào hơn. Việc chà xát môi bằng hạt còn giúp máu lưu thông tốt hơn, khiến môi hồng hơn.

Hấp thụ son dưỡng tốt hơn

Sau khi tẩy tế bào chết, các dưỡng chất từ son dưỡng hoặc các sản phẩm chăm sóc môi khác sẽ dễ dàng thẩm thấu vào môi hơn, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ môi hiệu quả.

Ngăn ngừa lão hóa

Tẩy tế bào chết thường xuyên giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào mới, giúp môi luôn căng mọng và trẻ trung. Việc loại bỏ tế bào chết và cấp ẩm đầy đủ sau khi tẩy tế bào chết giúp giảm thiểu tình trạng môi khô, nứt nẻ và thiếu sức sống, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô.

Màu son lên môi chuẩn hơn

Trước khi đánh son, việc tẩy tế bào chết sẽ giúp lớp son lên màu đều màu hơn và bám màu lâu hơn.

Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà đơn giản và hiệu quả

Dưới đây là một số cách tẩy tế bào chết tại nhà đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng thực hiện:

1. Tẩy tế bào chết môi bằng đường nâu và mật ong

tẩy tế bào chết môi bằng đường nâu và mật ong
Hỗn hợp đường nâu + mật ong+ dầu ô-liu giúp cấp ẩm tốt cho môi.

Đường nâu có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, đồng thời cấp ẩm cho môi tốt hơn. Bên cạnh đó, trong đường nâu có chứa AHA giúp tái tạo làn da môi thêm hồng hào và mềm mịn.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa cà phê đường nâu
  • ½ thìa cà phê mật ong
  • ½ thìa cà phê dầu ô-liu

Cách thực hiện:

  • Trộn đều đường nâu mật ong và dầu ô-liu thành hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 5-7 phút.
  • Rửa sạch bằng nước ấm và thoa son dưỡng.

2. Tẩy tế bào chết môi bằng đường nâu và Petroleum (sáp dầu khoáng)

tẩy tế bào chết môi bằng đường nâu và sáp dầu khoáng
Sáp dầu khoáng kết hợp với đường nâu giúp cấp ẩm sâu hơn cho môi trong lúc tẩy da chết.

Đường nâu giúp loại bỏ da chết và bụi bẩn trên môi, trong khi Petroleum jelly giúp phục hồi và tăng cường dưỡng ẩm cho môi.

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng cà phê đường nâu
  • ½ muỗng cà phê Petroleum jelly (Vaseline)
  • ½ muỗng cà phê dầu ô-liu

Cách thực hiện:

  • Trộn đều các nguyên liệu trên trong một chiếc bát nhỏ.
  • Thoa hỗn hợp lên môi ẩm và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 2-3 phút.
  • Rửa sạch môi bằng nước ấm và thấm khô nhẹ nhàng.
  • Thoa một lớp son dưỡng yêu thích của bạn để khóa ẩm.

Lưu ý: Nên chọn loại Petroleum jelly có độ tinh khiết cao để đảm bảo an toàn cho môi.

>> Xem Thêm: Nên chọn son dưỡng môi có chứa thành phần gì?

3. Tẩy tế bào chết môi bằng dứa và dầu dừa

 tẩy tế bào chết môi bằng dứa vào dầu dừa
Dứa chứa nhiều enzyme có lợi cho việc tẩy tế bào chết môi.

Dứa chứa enzym trái cây tự nhiên giúp nhẹ nhàng tẩy da chết cho môi, làm sáng môi và chống oxy hóa cho môi nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Bạn hãy thêm chút đường dừa và dầu dừa để dưỡng ẩm môi.

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng canh dứa xay nhuyễn
  • 1 muỗng canh đường dừa
  • ½ muỗng cà phê dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Trộn đều bột dứa, dầu dừa và đường dừa thành một hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi ẩm và massage nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút.
  • Rửa sạch môi bằng nước ấm và thấm khô nhẹ nhàng.
  • Thoa một lớp son dưỡng để khóa ẩm.

>> Xem Thêm: 9 cách sử dụng dầu dừa kích thích tóc mọc nhanh

4. Tẩy tế bào chết cho môi bằng bã cà phê

tẩy tế bào chết môi bằng bã cà phê
Bã cà phê là thành phần lý tưởng để tẩy da chết cho môi.

Bã cà phê khi kết hợp với mật ong và dầu dừa sẽ tạo thành hỗn hợp tẩy da chết lý tưởng. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, kháng khuẩn và các axit béo có trong dầu dừa sẽ tăng cường hàng rào bảo vệ da môi tốt hơn. Ngoài ra, mật ong giúp làm lành các vết nứt nẻ trên môi.

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng cà phê bã cà phê
  • ½ muỗng cà phê dầu dừa
  • ¼ muỗng cà phê mật ong

Cách thực hiện:

  • Trộn đều các nguyên liệu trên thành một hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi ẩm và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 2-3 phút.
  • Rửa sạch môi bằng nước ấm và thấm khô nhẹ nhàng.
  • Thoa một lớp son dưỡng để khóa ẩm.

5. Tẩy tế bào chết môi bằng dưa leo và đường dừa

tẩy tế bào chết môi bằng dưa leo và đường dừa
Dưa leo và đường dừa bổ sung vitamin cho môi, giúp làm sáng màu môi.

Bên cạnh tác dụng cấp cho môi, dưa leo còn bổ sung vitamin A, C giúp làm sáng màu môi và tăng cường hàng rào bảo vệ da.

Nguyên liệu:

  • 1 miếng dưa leo tươi
  • 1 muỗng cà phê đường dừa

Cách thực hiện:

  • Nạo nửa quả dưa leo và trộn chung với 1 muỗng đường dừa thành hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi ẩm và massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút.
  • Rửa sạch môi bằng nước ấm và thấm khô nhẹ nhàng.
  • Thoa một lớp son dưỡng để khóa ẩm.

>> Xem Thêm: Bật mí cách tẩy tế bào chết đúng cách cho da luôn sạch thoáng

Các bước tẩy tế bào chết môi

Bước 1: Dùng sản phẩm tẩy trang cho vùng môi.

Bước 2: Rửa lại môi bằng nước ấm.

Bước 3: Sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết môi.

Bước 4: Rửa sạch lại bằng nước ấm và thoa son dưỡng.

Tips: Bạn có thể dùng sản phẩm tẩy trang nhẹ dịu để làm sạch môi. Trong khi tẩy da chết môi bằng hỗn hợp tự làm, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng đã thấm nước chà nhẹ lên môi để kích thích máu lưu thông tốt hơn.

Gợi ý của All Things Beauty:

Danh mục sản phẩm

Nước tẩy trang Simple Micellar
Nước tẩy trang Simple Micellar dịu nhẹ cho da nhạy cảm

Những câu hỏi thường gặp về tẩy tế bào chết môi

1. Tẩy tế bào chết môi bao lâu 1 lần?

Thông thường, bạn nên tẩy tế bào chết cho môi 1-2 lần/tuần. Tuy nhiên, nếu môi bạn quá nhạy cảm, hãy giảm tần suất xuống còn 1 lần/tuần hoặc ít hơn.

2. Tẩy tế bào chết môi xong nên làm gì?

Sau khi tẩy tế bào chết cho môi, bạn nên thực hiện một số bước chăm sóc sau để đôi môi luôn mềm mịn và hồng hào:

  • Thoa son dưỡng ẩm. Đây là bước quan trọng nhất sau khi tẩy tế bào chết cho làn da môi. Bạn nên thoa một lớp son dưỡng có chứa các thành phần dưỡng ẩm như: bơ hạt mỡ, vitamin E, mật ong, dầu dừa, Petroleum.
  • Tránh cho môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tia UV có thể làm khô và gây tổn thương cho môi. Nên thoa son dưỡng có chứa SPF trước khi ra ngoài.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp duy trì độ ẩm cho môi.
  • Tránh liếm môi vì hành động này sẽ làm môi càng khô hơn.
  • Nên chọn son môi có thành phần dưỡng ẩmkhông chứa các chất gây kích ứng.

3. Sau phun môi bao lâu thì được tẩy da chết?

Sau khi phun môi, bạn nên đợi khoảng 7-10 ngày trước khi tiến hành tẩy tế bào chết cho môi. Trong khoảng thời gian này, lớp da mới đang hình thành và cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo màu môi lên đều và đẹp. Việc tẩy tế bào chết quá sớm có thể làm bong tróc lớp da mới, gây ảnh hưởng đến màu mực và khiến môi bị tổn thương.

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã bỏ túi thêm một số công thức tẩy tế bào chết môi có thể thực hiện tại nhà. Hãy thường xuyên theo dõi mục Hiểu về làn da để cập nhật những xu hướng làm đẹp mới nhất nhé. Chúc các bạn luôn xinh!

Chia Sẻ
Son dưỡng môi nào tốt cô gái lấy ngón tay chạm lên môi hồng bóng

Thông Tin về Sản Phẩm Và Thương Hiệu

Nên chọn son dưỡng môi có chứa thành phần gì?

Sản Phẩm Có Thể Bạn Thích