Không nên tắm sau mấy giờ?
Việc tắm sau một số khung giờ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc khi cơ thể mệt mỏi. Dưới đây là một số lưu ý về thời gian bạn cần tránh đi tắm.
Không nên tắm sau mấy giờ?>
Các tác hại của tắm đêm>
Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ>
Các vấn đề về da>
Nhiễm lạnh phổi>
Đột quỵ>
Những thời điểm không nên tắm>
Ngay sau khi ăn>
Sau khi tập thể dục>
Khi bạn đang mệt>
Sau khi đi nắng về>
Tắm khi sốt>
Tắm sau khi uống rượu bia>
Cách tắm khuya an toàn>
Bảo vệ làn da trong lúc tắm>
Câu hỏi thường gặp>
1. Thời điểm tốt nhất để tắm là khi nào?>
2. Ăn xong bao lâu thì tắm?>
3. Tắm sau mấy giờ dễ bị đột quỵ?>
4. Tại sao không nên tắm sau 10 giờ?>
Tắm rửa thường xuyên là thói quen tốt, giúp cơ thể luôn sạch sẽ và mang lại tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, một số thời điểm nhất định trong ngày bạn nên tránh đi tắm, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và đôi khi gây nguy hiểm cho bạn. Vậy, không nên tắm sau mấy giờ để bảo vệ sức khỏe? Cùng All Things Beauty tìm hiểu nhé.
Không nên tắm sau mấy giờ?
Bạn không nên tắm sau 9 giờ tối. Tắm đêm sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là những người bị huyết áp cao hoặc bệnh tim. Tắm vào ban đêm sẽ khiến các mạch máu co lại, làm chậm quá trình lưu thông máu lên não, khiến bạn cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi. Đối với người cao tuổi, tắm đêm có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và huyết áp.
Các tác hại của tắm đêm
Một số quan điểm cho rằng tắm trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon hơn. Cảm giác thật sảng khoái và mát mẻ khi sở hữu làn da sạch thoáng, êm ấm trong lớp chăn nệm sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, việc tắm sát giờ ngủ hoặc tắm khuya thực sự không phải lá ý tưởng hay. Tắm đêm có thể mang lại những bất lợi cho sức khỏe và giấc ngủ, điển hình như:
Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Khi tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột. Bình thường, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ để giảm xuống trước khi ngủ. Tuy nhiên, nếu tắm quá gần giờ đi ngủ, cơ thể chưa kịp hạ nhiệt, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu. Hơn nữa, Melatonin là một hormone giúp điều hòa giấc ngủ. Ánh sáng và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sản xuất Melatonin. Tắm nước nóng vào buổi tối có thể làm giảm sản xuất Melatonin, khiến bạn khó ngủ hơn.
Các vấn đề về da
Tắm hằng ngày có thể gây khô da và các vấn đề khác của da. Nếu bạn sở hữu làn da khô, việc tắm quá nhiều có thể gây mất nước ở da, khiến da dễ kích ứng hoặc ngứa. Da khô dẫn đến các chất gây dị ứng dễ xâm nhập, dễ nhiễm trùng và hình thành các phản ứng dị ứng.
Nhiễm lạnh phổi
Nếu bạn thường xuyên tắm đêm, bạn sẽ dễ mắc bệnh viêm phổi hoặc phổi có nước. Nếu tắm quá muộn, cơ thể chưa kịp nghỉ ngơi, điều này có thể làm giảm sức đề kháng, khiến bạn dễ bị cảm lạnh, ho. Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng tắm quá lạnh so với nhiệt độ cơ thể, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở một số người có cơ địa nhạy cảm.
Đột quỵ
Tắm vào ban đêm có thể dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do người cao tuổi trải qua những thay đổi về mặt sinh lý có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và huyết áp cao.
Những thời điểm không nên tắm
Bên cạnh việc tắm đêm, sau đây là một số trường hợp bạn cần tránh để đảm bảo sức khỏe.
Ngay sau khi ăn
Bạn không nên tắm liền sau khi ăn no. Cơ thể cần tập trung lưu lượng máu đến dạ dày và có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn tắm liền sau khi ăn, quá trình phân phối lại máu và nhiệt độ cơ thể sẽ tập trung cho việc tắm rửa, thức ăn lúc đó vẫn chưa được tiêu hóa. Điều này nếu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý.
Sau khi tập thể dục
Bạn không nên tắm sau khi tập thể dục. Hãy tưởng tượng một thanh sắt nóng đem nhúng vào nước. Khi đó, chúng ta có thể nghe thấy tiếng nổ lách tách và có khói bốc ra từ thanh sắt. Cơ thể của chúng ta cũng vậy. Khi vừa tập thể dục xong, nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, và bạn quyết định đi tắm liền để cơ thể mát mẻ và sảng khoái hơn. Thói quen này lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm cơ, điển hình như cổ bị cứng và đau, đau lưng và đầu gối.
Khi bạn đang mệt
Khi cơ thể đang uể oải và mệt mỏi, việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sẽ khó hơn. Lúc này, nếu quyết định đi tắm, bạn sẽ có khả năng cao bị cảm lạnh, ngất xỉu hoặc đột quỵ. Tốt nhất bạn hãy nghỉ ngơi để cơ thể khỏe lại, uống một ly nước ấm rồi hãy đi tắm nhé.
Sau khi đi nắng về
Khi cơ thể đang ở trạng thái quá nóng, việc tắm đột ngột có thể gây sốc nhiệt, làm huyết áp thay đổi đột ngột khiến bạn chóng mặt, ngất xỉu và tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất nhạy cảm. Việc cọ xát mạnh khi tắm có thể gây tổn thương da, khiến da bị đỏ, rát và bong tróc.
Tắm khi sốt
Khi sốt, cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng bằng cách tăng thân nhiệt. Việc tắm, đặc biệt là tắm bằng nước lạnh, sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể quá nhanh, khiến cơ thể phải làm việc vất vả hơn để duy trì nhiệt độ ổn định. Điều này có thể làm cho tình trạng sốt kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt, đặc biệt là ở trẻ em và người già. Sốc nhiệt có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp và thậm chí là hôn mê.
Tắm sau khi uống rượu bia
Tắm sau khi uống rượu bia là một điều mà bạn nên tránh tuyệt đối. Việc này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Rượu bia làm giãn mạch máu, còn việc tắm, đặc biệt là tắm nước nóng, lại làm giãn mạch máu hơn nữa. Sự kết hợp này có thể dẫn đến giảm huyết áp đột ngột, gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Bên cạnh đó, giảm huyết áp đột ngột có thể làm giảm lượng máu cung cấp lên não, tăng nguy cơ đột quỵ.
>> Xem Thêm: Có nên gội đầu vào buổi sáng?
Cách tắm khuya an toàn
- Nước tắm nên ấm vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.
- Không nên tắm quá lâu, khoảng 15-20 phút là đủ.
- Sau khi tắm, lau khô người bằng khăn mềm và thay quần áo ấm ngay.
- Sấy tóc thật khô nếu bạn cần phải gội đầu.
- Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hãy hoãn việc tắm lại.
- Nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng.
- Đảm bảo phòng tắm ấm áp, không có gió lùa.
Bảo vệ làn da trong lúc tắm
Làn da khỏe mạnh được bảo vệ bởi lớp dầu tự nhiên và các lợi khuẩn có trên da. Việc tắm quá thường xuyên cũng làm mất đi các lớp bảo vệ này, dẫn đến tình trạng khô da, ngứa và kích ứng.
Để bảo vệ làn da của bạn, hãy lưu ý các điểm sau:
- Tắm trong vòng từ 5-10 phút cho phần da body.
- Tắm bằng nước ấm thay vì nước quá nóng.
- Sử dụng sản phẩm làm sạch làn da cơ thể có chiết xuất thiên nhiên, dịu nhẹ.
- Tráng lại bằng nước mát sau khi tắm để thu nhỏ lỗ chân lông.
- Thấm khô bằng khăn lông mềm thay vì chà xát.
- Thoa body lotion để dưỡng ẩm da.
Câu hỏi thường gặp
1. Thời điểm tốt nhất để tắm là khi nào?
Thời điểm để tắm lý tưởng là sau 10 giờ sáng và trước 4 giờ chiều. Lúc này, nhiệt độ tương đối cao và cơ thể cũng đã ăn uống, vận động nên việc tắm gội sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn cũng nên lưu ý hãy đi tắm trong lúc mặt trời còn lên cao, tránh tắm sau khi mặt trời đã lặn.
2. Ăn xong bao lâu thì tắm?
Bạn nên đợi ít nhất 35-40 phút sau khi ăn mới nên tắm. Khi chúng ta ăn, máu sẽ tập trung về hệ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu tắm ngay sau khi ăn, máu sẽ bị phân tán đi các bộ phận khác của cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp cho hệ tiêu hóa, dẫn đến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, cảm giác mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
3. Tắm sau mấy giờ dễ bị đột quỵ?
Việc tắm sau mấy giờ tối không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ thường xảy ra do các yếu tố nguy cơ khác như: tăng huyết áp, bệnh về mạch máu, tiểu đường, rối loạn lipid máu, tim mạch,... Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như hút thuốc, rượu bia, ít vận động cũng là yếu tố dẫn đến đột quỵ.
4. Tại sao không nên tắm sau 10 giờ?
Nếu trong trường hợp bạn cần phải tắm sau 10 giờ, tốt nhất hãy lau mình bằng nước ấm. Bạn không nên tắm nước lạnh vào lúc này vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ.
Mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm thông tin hữu ích về việc không nên tắm sau mấy giờ để đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng. Hãy thường xuyên theo dõi All Things Beauty để cập nhật những bí quyết khỏe & đẹp nhé!
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Sản Phẩm Có Thể Bạn Thích
Danh mục sản phẩm
Tinh chất dưỡng thể chống nắng Vaseline SPF50+ PA++++Các Bài Viết Liên Quan
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể
Các Vùng Da Trên Cơ Thể