Bí kíp và cảm hứng
từ các chuyên gia làm đẹp của Unilever
Nổi mụn ở vòng 3 không chỉ gây khó chịu mà còn để lại những vết thâm trên da. Hiểu được nỗi khổ tâm ấy, All Things Beauty sẽ giúp bạn khám phá những cách trị mụn ở mông hiệu quả tại nhà, cùng bí quyết chăm sóc da chuẩn chỉnh để ngăn ngừa mụn quay trở lại thông qua bài viết dưới đây !
Mụn nhọt ở mông có thể xuất hiện do nhiều yếu tố như thói quen sinh hoạt, ma sát từ quần áo, tắc nghẽn lỗ chân lông, mồ hôi và vi khuẩn. Cụ thể:
Thường xuyên mặc quần áo chật hoặc bó sát sẽ gây tổn thương và kích ứng vùng da mông, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mụn.
Vùng da mông chứa nhiều lỗ chân lông, khi bị bít tắc bởi bụi bẩn, mồ hôi, dầu thừa, tế bào chết… dẫn đến viêm nhiễm và hình thành mụn.
Trong quá trình vận động, mồ hôi dễ tích tụ ở da mông. Nếu không được làm sạch kịp thời, môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa ngáy và nổi mụn.
Lười vận động và thói quen ngồi lâu mỗi ngày cũng gây áp lực lên vùng mông, từ đó làm tăng nguy cơ nổi mụn.
Có 3 loại mụn thường gặp ở vùng da mông, bao gồm mụn do viêm nang lông, mụn nhọt và mụn trứng cá.
Mụn viêm nang lông: Là dạng mụn phổ biến nhất, xuất hiện khi lỗ chân lông bị kích ứng do mặc đồ bó sát, cạo nhổ lông, viêm nhiễm bởi vi khuẩn hoặc nấm. Mụn viêm nang lông thường là các nốt đỏ nhỏ, ngứa và có thể có mủ.
Mụn nhọt (hay còn gọi là áp xe da): Đây là dạng viêm nang lông nặng hơn, xuất hiện do nhiễm trùng sâu bên trong da. Mụn nhọt có kích thước lớn, chứa nhiều mủ và gây đau đớn, cần được điều trị cẩn thận để tránh biến chứng.
Mụn trứng cá: Tuy ít phổ biến hơn ở vùng mông, song mụn trứng cá vẫn có thể xuất hiện do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Loại mụn này thường đi kèm với mụn đầu đen hoặc đầu trắng.
Lưu ý đầu tiên khi xử lý mụn ở mông tại nhà đó là bạn không nên nặn chúng. Dù việc nặn mụn mang lại cảm giác thỏa mãn tức thì nhưng có thể khiến cho vùng da đó bị nhiễm trùng và lan rộng.
Chườm ấm là cách đơn giản để làm dịu vùng da nhạy cảm và giảm sưng tấy do. Bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn ấm sạch, chườm lên da mông để làm giãn nở lỗ chân lông, giúp mủ và vi khuẩn trong nốt mụn thoát ra mà không cần nặn.
Nước muối đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch vết thương. Bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối loãng để vệ sinh vùng mông nhằm ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bạn có thể mua nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da mông bị mụn.
Mọi loại da đều cần được dưỡng ẩm, kể cả da mụn. Để cải thiện vùng da bị mụn ở vòng 3, All Things Beauty khuyên bạn nên sử dụng body lotion bởi chúng có kết cấu lỏng nhẹ, dễ thấm vào da mà không gây nhờn rít hay bít tắc lỗ chân lông. Bạn hãy ưu tiên sản phẩm chứa:
Glycerin: Cân bằng độ ẩm trên da.
Niacinamide: Duy trì hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, làm dịu mẩn đỏ, kích ứng do mụn.
Glutathione: Có tác dụng tiêu viêm, làm mờ vết thâm và sẹo mụn.
Axit Citric: Một loại AHA có tác dụng tẩy da chết nhẹ nhàng, làm thông thoáng lỗ chân lông.
Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên như tinh dầu tràm trà, nghệ hay giấm táo.
Tinh dầu tràm trà: Có tính kháng khuẩn, giữ cho da sạch sẽ. Bạn dùng tinh dầu trà 5-10% chấm lên nốt mụn sẽ giúp se nhân mụn nhanh chóng.
Nghệ: Chứa lượng Curcumin dồi dào giúp kháng khuẩn và ngừa vết thâm, sẹo mụn. Bạn hãy thử đắp hỗn hợp bột nghệ trộn với nước lên vùng da mông bị mụn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Giấm táo: Có khả năng cân bằng độ pH cho da và tiêu diệt vi khuẩn. Bạn chỉ cần hòa một chén giấm táo vào bồn tắm chứa nước ấm để sử dụng hàng ngày sẽ giúp tăng cường hiệu quả trị mụn ở mông.
Mặc quần áo chật, đặc biệt là trang phục thể thao bó sát có thể làm tăng độ ma sát và gây tổn thương da. Để ngăn ngừa mụn ở mông, bạn nên mặc quần áo làm từ các loại vải thoáng khí như lụa, vải bông, vải sợi gai dầu, vải lanh… cho da được "thở" và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Giữ da sạch sẽ là bước đơn giản giúp bạn tạm biệt tình trạng mụn nhọt trên cơ thể. Khi thời tiết oi bức hoặc bạn thường xuyên tập thể dục với cường độ cao, hãy tắm rửa ít nhất 2 lần/ngày. Bạn nên dùng xà phòng kháng khuẩn để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn gây viêm lỗ chân lông. Bạn lưu ý nên chọn các sản phẩm vệ sinh làn da cơ thể có chiết xuất từ muối biển, tràm trà, khổ qua, than hoạt tính,... để da được làm sạch kỹ hơn.
Tẩy tế bào chết body là điều cần thiết giúp đả thông lỗ chân lông và ngừa mụn ở mông. Bạn hãy chọn các sản phẩm tẩy da chết có các hạt scrub nhỏ và mịn, không chứa dầu, không gây mụn. Đồng thời tránh sử dụng các vật dụng thô ráp như bọt biển, bàn chải cứng… khi làm sạch vòng 3 vì chúng rất dễ làm trầy xước, tổn thương da.
Mông nổi mụn thường do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi mồ hôi, dầu thừa, bụi bẩn hoặc tế bào chết. Ngoài ra, việc mặc quần áo chật, ma sát nhiều và vệ sinh không đúng cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm lỗ chân lông và nổi mụn.
Bạn không nên nặn mụn ở mông vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, làm vi khuẩn lan rộng và dẫn đến mụn bị tái phát hoặc để lại sẹo.
Mụn ở mông thường mất từ 1-2 tuần để lành hẳn, tùy vào mức độ nghiêm trọng và cách điều trị. Nếu bạn chăm sóc da đúng cách, giữ vệ sinh và sử dụng sản phẩm phù hợp thì mụn có thể lặn nhanh hơn.
Khi bị nổi mụn ở mông, bạn có thể thoa các sản phẩm trị mụn chứa thành phần như Benzoyl Peroxide, Axit Salicylic hoặc tinh dầu tràm trà giúp kháng khuẩn, giảm viêm và hỗ trợ làm khô nhân mụn.
Để ngăn ngừa mụn mọc, việc duy trì thói quen chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng. Hy vọng những cách trị mụn ở mông đơn giản ngay tại nhà mà All Things Beauty chia sẻ sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng. Hãy kiên trì áp dụng để đạt được kết quả tốt nhất bạn nhé!