AllthingsBeauty
allthingsbeauty-logo

Bí kíp và cảm hứng
từ các chuyên gia làm đẹp của Unilever

break out mụn cô gái đang đưa tay lên má để nặn nốt mụn đỏ
Break out mụn là gì mà lại khiến nhiều chị em tự ti đến vậy?

Break out mụn là gì? Cần làm gì khi da bị break out?

Da bị break out khác với da đang đẩy mụn như thế nào?

November 27, 2024
Thời gian đọc: 5 phút

Break out là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng da bị break out>

Khi da bị break out mụn nên làm gì?>

Loại bỏ các thành phần mỹ phẩm dễ gây kích ứng da>

Làm sạch da đúng cách>

Tập trung phục hồi làn da>

Tránh chạm tay lên mặt và nặn mụn>

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống>

Tham khảo ý kiến từ chuyên gia da liễu>


Purging và break out khác nhau như thế nào?>

Purging>

Break out>


Làn da bỗng nhiên bị nổi nhiều mụn mà không rõ lý do? Bạn đừng quá lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu của break out mụn. Tình trạng này sẽ sớm biến mất khi bạn xác định được nguyên nhân gây mụn và có phương pháp điều trị đúng cách. Cùng All Things Beauty tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Break out là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng da bị break out

break out mụn cô gái bị nổi mụn đỏ khắp mặt đang soi gương
Break out ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến nhiều người lo lắng.

Break out là tình trạng mụn nổi đột ngột, bùng phát ồ ạt trên da do phản ứng tiêu cực với yếu tố kích ứng nào đó. Mụn break out có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, kể cả những vị trí ít khi nổi mụn như xương quai hàm hoặc cổ. Những nốt mụn này thường có kích thước lớn, đi kèm cảm giác sưng đau dưới da.

Nguyên nhân chính khiến da bị break out là do sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.Acnes phát triển, gây sưng viêm và hình thành mụn. Các yếu tố khác khiến tình trạng break out mụn trở nên trầm trọng bao gồm:

  • Sử dụng sản phẩm skincare, trang điểm không phù hợp với loại da.
  • Thay đổi mỹ phẩm liên tục hoặc thoa quá nhiều sản phẩm lên da trong thời gian ngắn, đặc biệt là các sản phẩm trị mụn khiến da bị kích ứng.
  • Stress khiến cơ thể giải phóng Corticotropin (CRH) - hormone làm tăng tình trạng viêm và tăng tiết dầu trên da, dẫn đến nổi mụn nhiều.
  • Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt hoặc mang thai khiến làn da sản sinh nhiều dầu thừa, dễ gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Những thói quen xấu như hút thuốc, ngủ không đủ giấc, không giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh… ảnh hưởng tiêu cực đến làn da.
  • Chế độ ăn thiên về các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ làm tăng lượng đường trong máu, thúc đẩy sự hình thành của mụn trứng cá.

Khi da bị break out mụn nên làm gì?

Loại bỏ các thành phần mỹ phẩm dễ gây kích ứng da

break out mụn các dạng kết cấu của mỹ phẩm đặt trên nền vàng
Bạn nên tạm dừng việc sử dụng các sản phẩm chứa thành phần hoạt tính.

Các sản phẩm chứa thành phần hoạt tính mạnh mẽ như Retinol, Axit Salicylic (BHA)... trong kem trị mụn, tẩy tế bào chết có thể gây tổn hại đến hàng rào bảo vệ da, khiến mụn nặng hơn. Vì thế bạn nên tạm ngưng việc sử dụng các sản phẩm kể trên hoặc sản phẩm mà bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây nên tình trạng kích ứng da.

>> Xem Thêm: Da bị kích ứng: nguyên nhân và cách khắc phục

Làm sạch da đúng cách

Làm sạch da 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng tẩy trangsữa rửa mặt sẽ giúp da luôn sạch thoáng, ngăn ngừa mụn hình thành. Bạn nên tìm kiếm sản phẩm có khả năng cân bằng độ pH cho da, chứa thành phần hỗ trợ điều trị mụn như:

  • Chiết xuất cây phỉ: kháng khuẩn, kiềm dầu tốt và ít nguy cơ gây kích ứng da so với BHA.
  • Kẽm (Zinc): kháng khuẩn, chống viêm, giảm mẩn đỏ và sẹo mụn.
  • Niacinamide: cấp ẩm và điều tiết quá trình sản xuất dầu nhờn.

>> Xem Thêm: Tinh dầu tràm trà có phải là thành phần lý tưởng để điều trị mụn?

Danh mục sản phẩm

Nước tẩy trang Simple Micellar
Nước tẩy trang Simple Micellar dịu nhẹ cho da nhạy cảm

Tập trung phục hồi làn da

break out mụn cô gái đang thoa toner lên da bằng miếng bông tròn
Giữ ẩm và cân bằng độ pH cho da góp phần nuôi dưỡng hàng rào da khỏe mạnh.

Nổi mụn viêm, đỏ và kích ứng là dấu hiệu cho thấy hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương. Bạn nên đắp mặt nạ giấy, sử dụng nước hoa hồng hoặc toner pad hàng ngày để làm dịu và cung cấp dưỡng chất cho da. Bạn hãy ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần phục hồi hàng rào bảo vệ da hiệu quả như Axit Hyaluronic, Ceramides, Glycerin… và tránh xa sản phẩm có cồn, hương liệu.

Tránh chạm tay lên mặt và nặn mụn

Việc nặn mụn có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo và làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu có thói quen chạm tay lên mặt, tốt nhất bạn hãy cố gắng rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn. Với các nốt mụn sưng, gây đau và khó chịu thì bạn có thể dùng chấm mụn chứa tinh dầu tràm trà hoặc Benzoyl Peroxide để giảm viêm, giúp mụn xẹp nhanh chóng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống

break out mụn cô gái đang tập thế dục trên sàn nhà ở phòng khách
Duy trì lối sống lành mạnh giúp bạn ngăn ngừa break out mụn.

Ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng đồng hồ mỗi ngày và tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng. Bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng đường thấp và giàu chất xơ, Vitamin, khoáng chất như rau củ, trái cây, thịt nạc, hải sản, các loại hạt… vào chế độ ăn uống hàng ngày để làn da thêm rạng rỡ, căng tràn sức sống.

>> Xem Thêm: Ăn gì để hết mụn?

Tham khảo ý kiến từ chuyên gia da liễu

Nếu tình trạng break out không được cải thiện sau một thời gian tự điều trị hoặc có xu hướng nặng lên, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và sử dụng các hoạt chất đặc trị mụn phù hợp, an toàn.

Purging và break out khác nhau như thế nào?

break out mụn hình ảnh chụp cận má bên phải của một cô gái bị mụn nhỏ li ti
Tình trạng purging thường chỉ xảy ra cục bộ ở vùng da có mụn ẩn.

Purging và break out đều gây nổi mụn trên da nên dễ gây nhầm lẫn, tuy nhiên bạn có thể phân biệt chúng bằng cách quan sát kỹ các nốt mụn, phân tích nguyên nhân, thời gian xuất hiện và vị trí của mụn.

Purging

Biểu hiện: Nổi nốt mụn nhỏ màu trắng, mụn đỏ li ti và mụn đầu đen.

Thời gian: Chỉ hiện diện khoảng 4-6 tuần, trong thời gian da bạn đang thích nghi với sản phẩm mới.

Nguyên nhân: Làn da đào thải tế bào cũ quá nhanh do tác động từ các sản phẩm chứa Retinoid, AHA, BHA… Những sản phẩm này làm tăng tốc độ tái tạo tế bào da, khiến mụn ẩn dưới da bị đẩy lên bề mặt.

Vị trí xuất hiện: Trán, má, cằm… và chủ yếu là ở những nơi mà bạn đã sử dụng sản phẩm mới.

Nguy cơ tái phát: Thường chỉ xảy ra khi bạn bạn bắt đầu sử dụng sản phẩm chứa thành phần kích thích khả năng tái tạo da.

Break out

Biểu hiện: Nổi đột ngột và nhiều nốt mụn lớn, dễ quan sát và thường gây đau nhức, nóng da.

Thời gian: Sẽ luôn xuất hiện trên da cho đến khi khi bạn xác định đúng yếu tố gây ra mụn và loại bỏ yếu tố đó.

Nguyên nhân: Nhiều nguyên nhân: stress, chế độ ăn, chăm sóc da sai cách, dùng sản phẩm skincare chưa phù hợp…

Vị trí xuất hiện: Bất cứ đâu như đường viền hàm, cổ và thậm chí ở lưng.

Nguy cơ tái phát: Có thể đến và đi, lặp lại nhiều lần và dai dẳng nếu bạn không xác định rõ nguyên nhân gây mụn.

Hy vọng bài viết từ All Things Beauty đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về break out mụn. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra break out và phân biệt tình trạng này với purging sẽ giúp bạn thiết lập một chu trình skincare phù hợp, từ đó duy trì làn da khỏe mạnh và mịn màng.

Chia Sẻ
phân biệt các loại mụn hình chụp cận cảnh làn da cô gái nổi mụn đỏ

Chăm Sóc Da

Các loại mụn trên mặt: nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị
Bạn đang mất tự tin vì các nốt mụn trên mặt? Đây là loại mụn gì và cần điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu nhé.

Sản Phẩm Có Thể Bạn Thích

Sữa rửa mặt Hazeline nghệ hoa cúc
Sữa rửa mặt Hazeline Matcha Tràm trà